Kinh nghiệm mô hình quản lý RRTD của NHT Mở Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tạicông ty tài chính cổ phần điện lực thực trạng và giải pháp” (Trang 40)

Để nâng cao được chất lượng tín dụng thì việc kiểm soát mô hình quản lý rủi ro tín dụng có ảnh hưởng không nhỏ. Citibank đã có mô hình quản lý RRTD như sau để đảm bảo chất lượng tín dụng tốt:

Citibank kết hợp mô hình định tính và định lượng trong đo lường RRTD. Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của NH cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện mô tả và đánh giá chất lượng dư nợ tín dụng của Citibank. Hệ thống tính điểm của Citibank có xếp hạng từ 1 đến 10 trong đố hạng tốt nhất là 1 tương đương với hạng AAA của S&P. Một khách hàng ở mức này được coi là không có rủi ro. Hạng 10 tương ứng với mức D của S&P cho thấy khách hàng bị nghi ngờ hoặc rủi ro. Với hạng từ 1 đến 4 được coi là đang để cho vay và hạng từ 5 – 10 là không nên cho vay. Hệ thống cho điểm tín dụng của Citibank có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá khách hàng bởi mô hình tập trung. Trong đó mô hình quản lý rủi ro được tập trung bởi 3 bộ phận là bộ phân tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý nợ.

Bộ phân tác nghiệp là đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay khách hàng.

Bộ phận quản lý rủi ro là đánh giá khách hàng, xét duyệt và thông qua khoản vay, xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận.

Bộ phận quản lý nợ: kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc và lãi, quản lý thời gian hoàn trả, định giá lại các khoản thế chấp và xem xét lại trạng thái dư nợ. (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tạicông ty tài chính cổ phần điện lực thực trạng và giải pháp” (Trang 40)