Hoạt động kinh doanh của EVNFinance bao gồm hai lĩnh vực chính là cho vay, đầu tư và quản lý ủy thác. Thực hiện tốt và đảm bảo cân đối đầu ra và đầu vào sẽ đem lại cho công ty sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn a. Đặc điểm huy động vốn
Huy động vốn là nền tảng cho những hoạt động kinh doanh của EVNFinance. Trong những năm gần đây, nhu cầu huy động nguồn tiền gửi của công ty đạt ở mức ổn định. Ngoài nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng, các công ty TNHH và công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% trở lên, EVNFinance còn nhận được khoảng vốn nhận uỷ thác của ngân hàng nước ngoài để xây dựng, nâng cấp và cải thiện ngành điện.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của EVNFinance theo hình thức vaytừ năm 2014 - 2017
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Huy đông vốn bằng tiền
gửi vay TCTD 4,501,107 4,657,078 6,808,419 5,725,900
Huy động vốn bằng tiền
gửi KH 3,383,911 4,024,726 2,658,951 3,112,208
Huy động vốn bằng vốn tài
trợ, uỷ thác đầu tư 7,125,985 7,170,528 6,683,821 7,107,775
Tổng huy động vốn 15,011,003 15,852,332 16,151,191 15,945,883
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
Về xu hướng tăng trưởng: có thể nhận thấy tổng giá trị huy động vốn của EVNFinance trong thời gian từ năm 2014 đến 2017 là tương đối ổn định (biên độ giao động từng năm xấp xỉ 2.1%/năm). Trong đó tình hình huy động vốn bằng tiền gửi vay TCTD có chiều hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khoảng 11.3%/năm. Trong khi đó phương thức huy động vốn bằn tiền gửi của các doanh nghiệp (chủ yếu doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước) có chiều hướng giảm mạnh trong năm 2016 (-33.9%/yoy) tuy nhiên đã phục hồi dần trong năm 2017 khi đạt 3,112 tỷ đồng (+17%/yoy). Do EVNFinance được cấp vốn nước ngoài để thực hiện các dự án liên quan đến hệ thống điện quốc gia nên tổng giá trị không có sự thay đổi lớn. Trong thời gian tới khi EVN hoàn tất việc thoái vốn tại EVNFinance (theo lộ trình 3 bước) nhiều khả năng nguồn huy động vốn trên có thể bị ảnh hương nhưng không quá lớn vì EVNFinance vẫn được tin cậy trong việc thu xếp vốn phục vụ công tác đầu tư nâng cấp hệ thống điện.
Bảng 2.2: Danh sách các TCTD mà EVNFinance nhận gửi và vay tại thời điểm 31/12/2016.
STT Danh sách TCTD
1 NH TMCP Công thương VN ( VietinBank)
2 NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
3 NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)
4 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
5 Chi nhánh NH Công thương Trung Quốc (ICBC)
6 NH TMCP An Bình ( ABBank)
7 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam ( MSBAnk)
8 NH TNHH Indovina (Indovinabank)
(nguồn: evnfc.vn)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy được chính sách huy động vốn của EVNFinance trong thời gian qua. Nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty phụ thuộc vào các khoản huy đông vốn tiền gửi vay TCTD (tỷ lệ trung bình 34.36 %/ tổng nguồn vốn huy động) và bằng tài trợ, uỷ thác đầu tư của các ngân hàng nước ngoài (tỷ lệ trung bình đạt 44.67%/ tổng nguồn vốn huy động). Đối tượng huy động vốn của EVNFinance chủ yếu là thị trường liên ngân hàng hay các doanh nghiệp thuộc ngành điện như GENCO1, GENCO2…
b. Phân loại huy động vốn
- Theo đối tượng huy động vốn
Biểu đồ 2.2: Phân loại huy động vốn của EVNFinace theo đối tượng từ 2015 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
- Trong đó tình hình huy động vốn bằng tiền gửi vay TCTD có chiều hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khoảng 11.3%/năm cho tới hết năm 2016 và giảm xuống cho tới cuối năm 2017.
- Trong khi đó phương thức huy động vốn bằn tiền gửi của KH (chủ yếu doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước) có chiều hướng giảm mạnh trong năm 2016 (-33.9%/yoy) tuy nhiên đã phục hồi dần trong năm 2017 khi đạt 3,112 tỷ đồng (+17%/yoy). - Theo kỳ hạn huy động 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
Biểu đồ 2.3: Phân loại huy động vốn của EVNFinace theo kỳ hạn từ 2015 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: số liệu báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2015 – 2017)
Phần lớn các khoản huy động vốn của công ty đều có kỳ hạn.
2.1.2.2Tình hình sử dụng vốn. a. Đặc điểm sử dụng vốn
Bảng 2.3: Khả năng sử dụng vốn tại EVNFinance từ năm 2014 – 2017
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Kì hạn 2014 2015 2016 2017 Dư nợ < 1 năm 1,214,910 1,243,908 1,698,415 2,494,364 1 - 2 năm 1,754,684 2,556,358 1,964,740 1,690,534 > 2 năm 4,626,742 4,894,198 4,804,327 4,777,937 Tổng dư nợ 7,596,336 8,694,464 8,467,482 8,962,835 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
Từ bảng số liệu trên cho thấy tình trạng sử dụng vốn để cho vay của EVNFinacne có chiều hướng tích cực qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn từ năm 2014 – 2017 đạt 5.9%/năm. Tổng dư nợ công ty trong năm 2017 đat 8,962 tỷ đồng (+ 5.85% so với 2016). Trong đó, dư nợ ngắn hạn của công ty có chiều hướng gia tăng mạnh trong thời gian qua với tốc độ trung bình 28.6%/năm và đạt 2,494 tỷ đồng trong năm 2017. Dư nợ trung và dài hạn của công ty cũng có chiều hướng tăng nhẹ lần lượt là 2.86%/năm và 1.13%/năm. Từ đó cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu các khoản cho vay của EVNFinance đang thiên về những khoản vay có tính thanh khoản cao hơn, khả năng thu hồi sớm hơn. Từ đó đánh giá chính sách tín dụng công ty đang tương đối thận trọng trong giai đoạn này.
Bảng 2.4: Danh sách khách hàng có dƣ nợ tín dụng lớn nhất tại 31/12/2016
STT Khách hàng
1 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM ( EVNSPC)
2 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC ( EVNNPC)
3 TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN (EVN NPT)
4 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (EVNGENCO1)
5 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2 (EVNGENCO2)
6 TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 3 (EVNGENCO3)
7 CÔNG TY CP XÂY LẮP ĐIỆN 1 (PCC1)
8 CT TNHH HOAN CAU NHA TRANG
9 CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN SÔNG BẠC
10 CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN
(nguồn: evnfc.vn)
Về cơ cấu dư nợ của EVNFinance, các khoản nợ dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 56.8%/tổng giá trị cho vay). Điều này thể hiện rõ tính chất hoạt động
của EVNFinance khi đầu tư phần lớn vào những công trình điện phục vụ cho hệ thống điện quốc gia. Đầu tư vào mảng trên thường có thời gian đáo hạn dài do các dự án cần rất nhiều thời gian trong việc xây dựng, vận hành thử . Các khoản dư nợ trung và ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này chiêm tỷ trọng thấp đạt trung bình là 23.64% và 19.55%/tổng giá trị cho vay. Tuy nhiên, cơ cấu các khoản vay đang xu hướng dịch chuyển sang các khoản vay ngắn hạn hơn là các khoản có thời gian trung hạn (từ 15.99% trong 2014 đã lên tới 27.83% trong năm 2017).
b. Phân loại hoạt động sử dụng vốn
- Theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.4: Phân loại hoạt động sử dụng vốn của EVNFinace theo kỳ hạn từ năm 2015 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
Từ bảng trên cũng cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu các khoản cho vay của EVNFinance đang thiên về những khoản vay có tính thanh khoản cao hơn, khả năng thu hồi sớm hơn. Từ đó đánh giá chính sách tín dụng công ty đang tương đối thận trọng trong giai đoạn này
- Theo hình thức cho vay
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
Biểu đồ 2.5: Phân loại hoạt động sử dụng vốn của EVNFinace theo hình thức cho vay từ năm 2015 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
Hình thức cho vay của công ty chủ yếu là các khoản cho vay TCKT và các hoạt động uỷ thác đầu tư trong khi hoạt động cho vay trả thay KH không đáng kể (nghiệp vụ bảo lãnh KH không đáng kể).
2.1.2.3 Tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.5: Tổng tài sản và nguồn vốn tại EVNFinance tại thời điểm cuối năm 2014 - 2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Tổng tài sản 18,328,422 19,321,449 19,688,507 19,341,999 Vốn chủ sở hữu 2,828,511 2,908,640 2,989,975 3,037,133
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
Biểu đồ 2.6: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của EVNFinance tại thời điểm cuối năm 2014 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
Từ biểu đồ 2.6, ta nhận thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của EVNFinance tương đối ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2017, tổng tài sản của công ty đều đạt khoảng từ 18 đến 19 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2016, tổng tài sản của công ty đã đạt mức 19.688 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty trong khoảng thời gian 2014 – 2017 tăng nhẹ do thêm vào lợi nhuận của doanh nghiệp sau đi phân phối, tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt 2.4%. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản ổn định ở mức 15.3%.
Bảng 2.6: Tổng tài sản và nguồn vốn tại EVNFinance tại thời điểm cuối năm 2014 – 2017
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/tổng
tài sản 15.43% 15.05% 15.19% 15.70%
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 2014 2015 2016 2017 Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản của EVNFinance trong các năm có sự ổn định cao khi tỷ lệ xấp xỉ 15%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu dùng để đầu tư tài sản cố định (những loại tài sản không tự khả năng sinh lợi). Thay vào đó công ty sẽ huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng nhiều vốn vay (85%/tổng nguồn vốn) sẽ giúp cho công ty thu được lợi nhuận lớn từ việc giảm thuế - lá chắn thuế, chi phí vốn ít hơn. Tuy nhiên, với cơ cấu nợ - vốn chủ sở hữu lớn, công ty cũng có thể gặp những rủi ro tài chính trong trường hợp biến động tiêu cực xảy ra.
Lợi nhuận
Bảng 2.7: Lợi nhuận của EVNFinance từ năm 2014 – 2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Thu nhập 1,222,978 1,191,602 1,236,797 1,454,207
Chi phí 1,114,369 1,056,696 1,071,289 1,273,776
Lợi nhuận 108,609 134,906 165,508 180,431
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
Nhìn chung, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của EVNFinance tăng trưởng trong khoảng thời gian trên với tốc độ trung bình đạt khoảng 6.27%/năm. Trong khi đó, tổng chi phí của công ty cũng tăng nhưng với biên độ tăng chỉ đạt khoảng 5.04%, dẫn tới biên lợi nhuận của công ty được cải thiện. Biên lợi nhuận của công ty tăng từ 8.9% lên tới 12.4%/năm, dẫn tới kết quả kinh doanh cuối năm của công ty tăng lên từ 108.6 tỷ trong năm 2014 lên tới 180 tỷ trong năm 2017. Khi nền kinh tế đang hồi phục, công ty dễ dàng hơn trong việc cho vay.
Bảng 2.8: Biên lợi nhuận của EVNFinance từ năm 2014 – 2017
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Biên lợi nhuận 8.88% 11.32% 13.38% 12.41%
( Nguồn : Báo cáo tài chính của EVNFinance năm 2014 – 2017)
Cùng với đó, biên lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng lên từ 8.88% trong năm 2014 thành 12.41% trong năm 2017 từ việc kiểm soát được chi phí huy động vốn. Từ đó đã giúp cho lợi nhuận của công ty tăng cao hơn.
2.1.3 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần điện lực giai đoạn 2014 – 2017
Trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2017, hoạt động tín dụng của EVNFinance nhìn chung tương đối ổn định.
Tổng dư nợ của công ty tại thời điểm năm 2014 là 7,596 tỷ đồng. Kể từ thời điểm thành lập đến năm 2014, EVNFinance không ngừng nỗ lực giải ngân, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các đơn vị hoạt động trong ngành điện, các nhà thầu của ngành điện để thực hiện dự án, thanh toán công trình trọng điểm đang dở dang, đầu tư tái tạo mang lưới điện, mở rộng các hoạt động tín dụng (cho vay, bảo lãnh) tới các đơn vị ngoài ngành là các thành phần kinh tế trọng điểm. Năm 2014 là thời điểm các doanh nghiệp từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng chưa thực sự ổn định. Trong bối cảnh đó, EVNFinance đã tiếp tục thực hiện hoạt động thu hồi, xử lý nợ song song với cấp tín dụng mới. Đến 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2.77% thấp hơn so với mức 3.68% trong năm 2013 cho thấy sự hiệu quả tỏng công tác xử lý nợ. Đối với hoạt động phát triển tín dụng mới, EVNFinance duy trì giải pháp cấp tín dụng thận trọng, tập trung phục vụ khách hàng mục tiêu EVN và các đơn vị thành viên. Cùng với đó, công ty tài chính điện lực đã xây dựng và triển khai đề án Tín dụng tiêu dùng để phục vụ các cá nhân, các nhân viên thuộc ngành điện.
31/12/2016 đạt 8.467 tỷ đồng. Bên cạnh khách hàng doanh nghiệp, EVNFinance đã xây dựng và từng bước triển khai chương trình tín dụng cá nhận, tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng cùng lúc triển khai các hoạt động nhận uỷ thác quản lý các khoản vay của Chính phủ đối với các dự án ngành điện, đóng góp vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các dự án đầu tư, xây dựng hệ thống phát triển điện quốc gia. Ngoài việc cấp tín dụng mới, công ty vẫn luôn chú trọng công tác thu hồi hoặc xử lý nợ. Trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục là vấn đề nổi cộm của hệ thống tài chính. Hoạt động thu hồi nợ được tập trung thực hiện thông qua việc bám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng, tư vấn đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của công ty trong năm 2016 chỉ là 2.22% - thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Trong năm 2017, công ty vẫn tiếp tục triển khai mảng tín dụng tiêu dùng như một trong những hoạt động chủ đạo cho hoạt động trong tương lai của công ty. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn, thu xếp vốn và quản lý các khoản vay nước ngoài phục vụ hệ thống lưới điện quốc gia vẫn được giữ nguyên.