Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại agribank chi nhánh thành phố uông bí tây quảng ninh (Trang 40 - 52)

7. Bố cục của Luận văn

1.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa một bên là các tổ chức tín dụng và bên còn lại là khách hàng. Căn cứ vào từng nguyên nhân, tính chất vụ việc sẽ có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để đạt hiệu quả; bảo đảm tranh chấp được giải quyết một cách dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật.

Về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đã được quy định chi tiết tại một số văn bản như: Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại bao gồm: thương lượng giữa các bên; hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Toà án.

Như vậy có thể thấy, theo các quy định của pháp luật hiện hành, có bốn phương thức cơ bản để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng, đó là:

− Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng thương lượng;

− Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hòa giải;

− Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài;

33

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở trên đều có những ưu nhược điểm nhất định. Ngoài ra, về lý thuyết cũng có một số phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn và quy định trong hợp đồng như: trung gian, xét xử sơ thẩm có bồi thẩm đoàn.

1.3.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, phổ biến nhất được các bên sớm áp dụng. Theo từ điển Tiếng Việt: “thương lượng là

bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên3”. Theo

tác giả R. Fisher thì thương lượng là sự trao đổi qua lại nhằm đạt được thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, chia sẻ một số lợi ích chung khi có xung đột hoặc đơn giản là khi bất đồng về một số lợi ích khác4. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp không cần có sự tham gia của người thứ ba, theo đó các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận để tìm kiếm biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp5. Như vậy, ở góc độ pháp lý thì có thể hiểu: “thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tự gặp nhau để dàn xếp, tháo gỡ và giải quyết những bất đồng đã phát sinh mà không cần đến sự giúp đỡ, can thiệp hay phán quyết của bất kỳ cơ quan tài phán hoặc tổ chức cá nhân thứ ba nào”. Đặc trưng của phương thức GQTC bằng thương lượng đó là:

− Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết (cơ chế giải quyết nội bộ) thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để loại bỏ những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.

3 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng-trung tâm Từ điển học,

Đà nẵng, 1997

4 R. Fisher, Getting to YES: Negotiating Agreement without Giving in, New York, 1991

5 Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb Thông tin và

34

− Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự rằng buộc bởi những nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuân mẫu của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

− Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với kết quả đạt được của các bên trong quá trình thương lượng.

Bản chất của cơ chế tự giải quyết xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có sự hiện diện của bất kỳ cơ quan pháp luật, cơ quan nhà nước hoặc bên thứ ba nào. Các bên tham gia thương lượng, ký kết hợp đồng tín dụng trên cơ sở nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận; do vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng thương lượng cũng dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do định đoạt. Quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong thương lượng biểu hiện là các bên bình đẳng với nhau trong thương lượng, tự nguyện gặp nhau bàn bạc, tự đề xuất các giải pháp, theo trình tự thủ tục giải quyết đã thỏa hiệp và thống nhất đi đến một thỏa thuận giải quyết xung đột, khi mà ý chí của các bên được thống nhất, xuất phát từ tính chất tự do ý chí, tự định đoạt, tự nguyện thỏa thuận.

Trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hình thức thương lượng thì nguyên tắc tự định đoạt có vai trò quan trọng. Pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận và bảo đảm các đương sự tự mình lựa chọn và thực hiện các quyền tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc pháp luật tố tụng dân sự, luật thương mại đã ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp thương mại chính là phản ánh bản chất, tính chất của quan hệ pháp luật dân sự đó. Khoản 2, điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực

hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Ngoài ra, Khoản 1, 2

điều 11 Luật thương mại 2005 đã quy định: “Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để

35

tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”

Từ đây có thể thấy, tự do ý chí chính là yếu tố quyết định trong việc giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng bằng hình thức thương lượng. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, các tổ chức tín dụng và khách hàng tự nguyện đưa tranh chấp đó ra để thương lượng, tự nguyện tự do lựa chọn địa điểm, cách thức, phương án giải quyết, tự nguyện thực hiện kết quả của quá trình thỏa thuận, thương lượng. Hay nói cách khác, bản chất của thương lượng chính là hợp đồng.

Ngoài nguyên tắc tự do ý chí thì khi thương lượng các tranh chấp từ hợp đồng tín dụng phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi tiến hành thương lượng và kết quả của thương lượng phải không trái với các nguyên tắc chung của pháp luật, không vi phạm quy định của pháp luật6.

Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng biện pháp thương lượng, tuy nhiên đã đưa ra những nguyên tắc chung trong việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự, tạo cơ sở pháp lý để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong vụ tranh chấp.

Có thể nói, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng bằng thương lượng có nhiều ưu điểm. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khuyến khích các bên khi có tranh chấp sử dụng biện pháp thương lượng để giải quyết. Nếu quá trình thương lượng không thành công, hoặc các bên không đồng ý giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì mới sử dụng biện pháp giải quyết khác như hòa giải, tòa án hoặc trọng tài. Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành không bắt buộc các bên phải sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng đầu tiên. Việc sử dụng phương thức GQTC nào thường do các bên quy định trọng hợp

6 Ngô Thế Lập, Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, Khoa luật Đại học

36

đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định thì sẽ áp dụng giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về cách thức thương lượng, các bên có thể gặp gỡ trao đổi, thảo luận, thương lượng trực tiếp; hoặc các bên cũng có thể tiến hành thương lượng gián tiếp qua việc trao đổi đơn khiếu nại và trả lời khiếu nại7. Việc thương lượng trực tiếp thường được áp dụng khi các bên tranh chấp có vị trí địa lý gần, thuận tiện trong việc gặp gỡ đi lại. Phương thức GQTC này cũng được áp dụng trong trường hợp vấn đề tranh chấp phức tạp, không thể trao đổi gián tiếp qua thư hoặc đơn khiếu nại. Trong trường hợp các bên tranh chấp có khoảng cách địa lý xa, không thể gặp gỡ trực tiếp thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua việc gửi đơn khiếu nại và trả lời đơn khiếu nại. Nếu các bên đồng thuận với nội dung trả lời trong đơn trả lời khiếu nại thì coi như quá trình thương lượng hoàn thành, vấn đề tranh chấp đã được giải quyết.

1.3.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hòa giải

Khi có tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra, ngoài việc thương lượng thì các bên có thể giải quyết bằng phương thức hòa giải. Hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập, gọi là người hoà giải. Về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp thương mại, phát sinh giữa một bên là tổ chức tín dụng có tư cách pháp nhân có hoạt động thương mại và một bên là khách hàng, do đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Theo quy định tại điều 3 nghị định này thì “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa

37

giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.” Như vậy có thể

thấy, hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp HĐTD có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục tổ chức tín dụng và khách hàng chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Về bản chất, cũng như phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD bằng thương lượng, hình thức hòa giải phải được các bên tự nguyện thỏa thuận, lựa chọn. Điều kiện để tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng hình thức hòa giải đó là giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thống nhất giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hòa giải trước khi xảy ra tranh chấp, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc vào bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hoà giải phải có sự xuất hiện của bên thứ ba (đóng vai trò trung gian) tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp còn giải quyết tranh chấp HĐTD bằng thương lượng lại các bên tự giải quyết tranh chấp mà không có sự xuất hiện của bên thứ ba. Người thứ ba này có thể là cá nhân, tổ chức, luật sư do các bên cùng nhau thỏa thuận lựa chọn. Người trung gian hòa giải này sẽ hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận chứ không đưa ra kết quả phán xét như hình thức trọng tài, đồng thời không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định kết quả giải quyết tranh chấp thuộc về các bên khi họ thống nhất được ý chí với nhau về việc giải quyết các tranh chấp trên cơ sở có sự trợ giúp của bên thứ ba làm trung gian hoà giải.

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD bằng trọng tài hoặc tòa án vẫn có sự xuất hiện của bên thứ ba, tuy nhiên bên thứ ba này (trọng tài hoặc tòa án) có quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên. Người thứ ba trong hòa giải không được tiết lộ thông tin về khách hàng, về vụ việc tranh chấp mà mình tham gia hòa giải. Về tiêu chuẩn của hòa giải viên, theo quy định tại điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải viên phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được

38

đào tạo từ 02 năm trở lên; có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

Tại khoản 4, điều 3, Nghị định Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cũng đã giải thích: “hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các

bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”

Về nguyên tắc hòa giải:

− Các tổ chức tín dụng và khách hàng khi tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

− Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

− Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Nếu quá trình hòa giải không thành, các bên có thể tiếp tục hòa giải hoặc tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật. Do quy định thông tin về việc hòa giải phải được giữ bí mật trừ khi có thỏa thuận của hai bên, do vậy trong trường hợp hai bên không thể hòa giải dẫn đến phải đưa tranh chấp ra tòa án hoặc trọng tài thì những thông tin trong quá trình hòa giải sẽ không trở thành bằng chứng để chống lại bên còn lại, và đó cũng không phải là thông tin hay bằng chứng pháp lý được tòa an hay trọng tài công nhận.

Hòa giải được phân thành hai loại là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng8. Hòa giải trong tố tụng là việc tòa án hoặc trọng tài trước khi xét xử sẽ yêu cầu các bên xem xét tự hòa giải tranh chấp với nhau; việc tự hòa giải là nỗ lực để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên tinh thần tôn trọng sự tự quyết của các bên. Hòa giải ngoài tố tụng là phương thức hòa giải có sự xuất hiện của bên thứ ba

39

do các bên tự thỏa thuận lựa chọn. Hòa giải ngoài tố tụng thường do các tổ chức trọng tài, luật sư tiến hành.

Về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng tương tự như trình tự thủ tục hòa giải thương mại đã được quy định tại Điều 14, Nghị định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại agribank chi nhánh thành phố uông bí tây quảng ninh (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)