7. Bố cục của Luận văn
2.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng tại Agribank Ch
nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh.
2.3.1 Các tranh chấp về hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng thường xảy ra các tranh chấp có tính chất phức tạp giữa một bên là tổ chức tín dụng với vai trò là bên cho vay và bên còn lại là các cá nhân tổ chức với vai trò là bên vay.
56
Từ thời điểm thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đã gặt hái được nhiều thành công nhất định, song cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức, đặc biệt là về công tác xử lý nợ xấu phát sinh từ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng. Phần lớn tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến các vấn đề:
− Tranh chấp do khách hàng không thanh toán khoản nợ đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
− Tranh chấp liên quan đến lãi suất;
− Tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.
Bảng 2.2 Thống kê các vụ tranh chấp HĐTD tại Agribank Chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2014-2018
Loại tranh chấp Số vụ
Tranh chấp liên quan đến thanh toán nợ không đúng hạn 48 Tranh chấp liên quan đến lãi suất 02 Tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm 05
Tổng cộng 55
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Uông Bí từ 2014-2018.
Trong các tranh chấp nếu trên, tranh chấp do khách hàng không thanh toán khoản nợ đúng hạn là loại tranh chấp phổ biến nhất, thường gặp trong quá trình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh.
Ngoài ra còn có các tranh chấp liên quan đến lãi suất và xử lý tài sản bảo đảm. Dù số vụ tranh chấp ít, nhưng tính chất các tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm thường phức tạp.
57
2.3.2 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh.
Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh trong những năm qua đã đề ra nhiều các giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp trong hợp đồng tín dụng; đối với các tranh chấp có xảy ra, ngân hàng áp dụng các giải pháp thương lượng, hòa giải với khách hàng, một số trường hợp không thương lượng hòa giải được thì đưa ra tòa án để giải quyết.
Thứ tự ưu tiên khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Uông Bí đó là: thương lượng, hòa giải; tòa án hoặc trọng tài. Khi xảy ra tranh chấp, ngân hàng và khách hàng sẽ cùng ngồi bàn bạc, thảo luận, tháo gỡ khó khăn; trường hợp không đạt được kết quả sẽ chuyển sang hòa giải. Nếu hòa giải không thành sẽ chuyển hồ sơ tranh chấp sang cơ quan tố tụng để giải quyết.
Bảng 2.3 Thống kê phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD tại Agribank Chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Uông Bí từ 2014-2018.
Trong 5 năm từ năm 2014 đến 2018, Chi nhánh đã thực hiện giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Phương thức
GQTC Số vụ tranh chấp Số vụ giải quyết được Tỷ lệ thành công Thương lượng 52 39 75% Hòa giải 01 01 100% Tòa án 02 02 100% Tổng cộng 55 42 76,36%
58
2.3.2.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh bằng thương lượng
Có thể nói hầu hết các tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra tại Agribank Chi nhánh Thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đều được giải quyết bằng phương thức thương lượng. Đại diện ngân hàng và khách hàng đi vay đã cùng bạc bạc, thống nhất phương án giải quyết. Về cơ bản các thức giải quyết được tiến hành theo hướng: Ngân hàng cơ cấu lại nợ cho khách hàng (kéo dài thời gian trả nợ); trả dần khoản vay; ưu tiên trả gốc trước lãi sau; miễn giảm lãi; khách hàng cam kết phải trả khoản vay đúng thời hạn. Sau đây là một vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng phương thức thương lượng.
Năm 2015: Agribank Chi nhánh Thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đã giải quyết tranh chấp HĐTD số 8011-LAV-201300182 ký kết ngày 22 tháng 5 năm 2013. HĐTD quy định rõ:
− Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa bên cho vay là Agribank Chi nhánh Thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đại diện là ông Đỗ Xuân Hòa (phó Giám đốc chi nhánh) và bên vay là ông Hoàng Đỗ Anh T;
− Khoản vay ngắn hạn số tiền là 1.500.000.000 đồng ( Một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn);
− Mục đích sử dụng vốn vay kinh doanh hàng mỹ phẩm;
− Hợp đồng quy định hạn trả nợ cuối cùng ngày 22/5/2014.
Ngày 12/5/2014 (trước thời điểm đến hạn thanh toán 10 ngày), Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đã gửi thông báo cho bên vay về việc khoản vay kí kết này 22/05/2013 sắp đến hạn thanh toán. Việc gửi thông báo này được thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên đến hết ngày 22/05/2014, ông Hoàng Đỗ Anh T vẫn chưa thanh toán khoản nợ theo đúng thời hạn đã quy định trong HĐTD. Sau đó nhân viên ngân hàng đã đến nhiều lần thông báo cũng như kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách hàng và thấy rằng khách hàng đã vi phạm HĐTD đã ký kết với ngân hàng, toàn bộ quầy hàng đã nhượng lại cho người khác nhưng
59
không thanh toán nợ vay cho ngân hàng.
Về phía Ngân hàng sau nhiều lần thông báo, mời khách hàng lên thương lượng hai bên đã thống nhất Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đồng ý cho khách hàng là ông Hoàng Đỗ Anh T trả nợ dần, cho phép khách hàng trả tiền gốc trước, tiền lãi trả sau.
Tuy nhiên khách hàng sau thời gian dài cũng không có khả năng trả nợ. Đến ngày 15 tháng 10 năm 2014 ngân hàng đã có thông báo số 15/NHNo.UB-KHKD gửi đến ông Hoàng Đỗ Anh T về việc xử lý tài sản và mời khách hàng nên thương lượng về việc thu hồi tài sản.
Sau nhiều lần thương lượng cuối cùng khách hàng cũng đã đồng ý bàn giao lại tài sản cho ngân hàng thu giữ và đưa ra bán đấu giá tài sản qua Công ty cổ phần đấu giá Quảng Ninh để bán theo đúng quy định của pháp luật. Ngân hàng đã thực hiện bán đấu giá thành công và thu được đủ nợ xấu.
Có thể nói việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh bằng phương thức thương lượng đã đạt được một số kết quả tốt. Hai bên bàn bạc, thống nhất tìm cách giải quyết mà không cần phải đưa ra cơ quan tài phán. Tuy nhiên, kết quả thương lương như trường hợp ở trên, phụ thuộc rất lớn vào việc tự nguyện tự thực hiện của các bên.
2.3.2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh bằng hòa giải
Có một số trường hợp, quan điểm, lập trường của Agribank Chi nhánh Thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh và khách hàng về vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng là khác nhau. Quá trình tự thương lượng không đạt được kết quả. Do vậy ngân hàng và khách hàng đồng ý nhờ bên thứ 3 tham gia hòa giải. Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh là đơn vị có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu riêng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với mục đích thương mại; do vậy chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại.
60
Tiêu biểu đó là vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ông Nguyễn Văn A và Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí liên quan đến lãi suất tiền vay tại hợp đồng tín dụng số 8011-LAV-201600126, ngày 22/5/2016, số tiền vay là 500.000.000 ( năm trăm triệu đồng chẵn), thời hạn vay 12 tháng. Ngày 22/5/2017 là ngày hết hạn hợp đồng tín dụng, bên vay có nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ gốc và lãi cho bên cho vay. Tuy nhiên, phát sinh tranh chấp về lãi suất và tổng số tiền bên vay phải trả. Cụ thể vụ việc như sau:
Tại thời điểm vay vốn lãi suất tiền vay là 9%/ năm, trong hợp đồng tín dụng đã ghi rõ lãi suất tiền vay theo thỏa thuận và được điều chỉnh 3 tháng một lần, lãi suất tiền vay bằng lãi suất tiết kiệm bình quân 12 tháng của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cộng lại tại thời điểm điều chỉnh cộng với biên độ là 2,5%/năm. Ngày 22/5/2016 là ngày ký hợp đồng tín dụng, lãi suất tiết kiệm bình quân 12 tháng là 6,5%/năm, lãi suất tiền vay ( 6,5% +2,5%= 9%/năm), đến thời điểm điều chỉnh 3 tháng sau lãi suất tiết kiệm bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước cộng lại là 6,8%/năm, vì vậy lãi suất tiền vay sẽ điều chỉnh là ( 6,8% + 2,5% = 9,3 %/năm). Đến hạn trả gốc lãi tiền vay, ngân hàng tính lãi 3 tháng đầu là lãi suất 9%/ năm, 9 tháng còn lại là lãi suất 9,3%/năm. Tuy nhiên khách hàng không đồng ý chỉ trả lãi suất của cả 12 tháng là 9%/ năm. Đại diện ngân hàng đã giải thích, tính toán để khách hàng hiểu. Sau đó hai bên cũng đã tiến hành thảo luận, thương lượng nhưng không thành. Cuối cùng thống nhất, nhờ một bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Việc hòa giải tiến hành ngoài tố tụng; hòa giải viên trao đổi với mỗi bên về vấn đề; lập trường quan điểm của mỗi bên; từ đó phân tích đưa ra phương án giải quyết các bên xem xét.
Cuối cùng vụ việc trên đã được giải quyết theo hướng 6 tháng đầu khách hàng phải trả là lãi suất 9%/ năm, 6 tháng cuối là lãi suất 9,3%/ năm; lý do mặc dù trong hợp đồng thỏa thuận có ghi rõ, tuy nhiên khi tăng lãi suất về phía ngân hàng cần phải có thông báo để khách hàng biết chủ động và có kế hoạch để trả lãi cho ngân hàng tránh bị động dẫn đến tranh chấp. Ngân hàng và khách hàng đã đồng ý chấp thuận theo phương án của hòa giải viên.
61
2.3.3.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh bằng tòa án
Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng thương lượng hoặc hòa giải thì sẽ đưa ra cơ quan tố tụng (tòa án) để giải quyết. Sau đây là nội dung của một vụ tranh chấp điển hình:
Năm 2014: Giải quyết tranh chấp HĐTD số 8011-LAV-201200120 ký ngày 11 tháng 5 năm 2012. Nội dung hợp đồng tín dụng như sau:
− Hợp đồng được ký kết giữa Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí với Công ty TNHH một thành viên Hồng Cẩm;
− Khoản vay ngắn hạn hạn mức là 3.500.000.000đ (Ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn);
− Mục đích sử dụng vốn vay là kinh doanh gạch viên;
− Tài sản thế chấp là tài sản riêng của gia đình Giám đốc Công ty TNHH Hồng Cẩm;
− Ngày đến hạn hạn mức là ngày 11 tháng 5 năm 2013; ngày trả lãi 3 tháng một lần kể từ ngày nhận nợ.
Trong quá trình vay vốn, công ty Hồng Cẩm thường xuyên chậm trả lãi và gốc khi đến hạn, Chi nhánh đã có nhiều thông báo bằng văn bản mời khách hàng đến làm việc để thương lượng; tuy nhiên quá trình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do nợ đọng nhiều; vì thế ngân hàng cũng đã hỗ trợ thực hiện điều chỉnh gia hạn, gốc, lãi cho khách hàng. Thời hạn gia hạn cho phép là một chu kỳ theo quy định.
Tuy nhiên đến hạn cuối cùng của hạn mức tín dụng, khách hàng vẫn không có khả năng trả lãi và gốc đã được gia hạn. Sau nhiều lần làm việc Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hồng Cẩm; do không có sự hợp tác trong việc trả nợ vay, nhiều lần mời lên làm việc không thành, công ty có biểu hiện trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nhân viên ngân hàng đến cửa khóa không tiếp, qua kiểm tra công ty không còn vốn nhập hàng nên dừng hoạt động, nợ đọng nhiều không đòi được. Giám đốc công
62
ty khóa cửa thường xuyên vắng nhà, không gặp, không liên hệ được. Ngân hàng đã thực hiện trình tự thu giữ tài sản để bán đấu giá thu hồi nợ, nhưng khi ngân hàng cùng với các cơ quan có thẩm quyền đến để thu giữ thì khách hàng không hợp tác bàn giao lại tài sản.
Vì vậy đến ngày 22/6/2014, Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí. Tại Tòa án Nhân dân thành phố Uông Bí, sau nhiều lần hòa giải không thành do vắng mặt bên bị đơn, cụ thể là vào các ngày 01/8/2014, ngày 08/9/2014, ngày 12/12/2014 tòa đã có thông báo triệu tập các bên đến để hòa giải nhưng bên bị đơn đều vắng mặt, cho đến ngày 19 tháng 5 năm 2015 Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đã có Quyết định số 02/2015/QĐST- KDTM Quyết định đưa ra xét xử vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm thụ lý số: 04/2014/TLST-KDTM ngày 03 tháng 7 năm 2014 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam và bị đơn là: Công ty TNHH một thành viên Hồng Cẩm.
Sau thời gian kéo dài xét xử do vắng mặt bên bị đơn, cho đến ngày 16 tháng 7 năm 2015 Tòa án Nhân dân thành phố Uông Bí đã có Bản án số: 03/2015/KDTM- ST buộc Công ty TNHH một thành viên Hồng Cẩm phải trả nợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việt nam số tiền gốc là 3.500.000.000 đ (Ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn) lãi tính theo quy định trong HĐTD và sau một thời gian dài Công ty TNHH một thành viên Hồng Cẩm không thực hiện trả nợ cũng không tự bán tài sản để trả nợ ngân hàng.
Đến ngày 22 tháng 3 năm 2018, Chi Cục thi hành án dân sự thành phố Uông Bí đã có thông báo cưỡng chế thi hành án số: 111/TB-CCTHADS về kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình Giám đốc công ty TNHH một thành viên Hồng Cẩm, đây là tài sản bảo đảm khoản vay của công ty. Cưỡng chế thành công, đưa bán đấu giá tài sản theo quy định. Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí đã thu hồi đủ tiền gốc sau khi trừ án phí.
63
2.3.3 Đánh giá về thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh.
2.3.3.1 Điểm mạnh
Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh đã xử lý được rất nhiều nợ xấu phát sinh từ tranh chấp HĐTD, bằng các hình thức thương lượng, hòa giải hoặc qua tố tụng. Có được kết quả cao đó là nhờ có sự quyết tâm đồng lòng của Ban Giám đốc và tập thể CBNV trong Chi nhánh cùng sự ủng hộ các cấp chính quyền địa phương. Cán bộ nhân viên ngân hàng cũng đã tích cực trong việc vận động, thông tin đến khách hàng về nghĩa vụ phải thanh toán đúng hạn khoản vay.
Đối với quy trình cho vay tín dụng, ngân hàng đã ban hành quy trình và yêu cầu cán bộ thực hiện theo quy trình để bảo đảm việc cho vay được thực hiện đúng quy định; hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, hầu hết các tranh chấp tín dụng được giải quyết thành công thông qua phương thức thương lượng cũng nhờ sự phối hợp, thiện chí từ phía khách hàng. Phương thức này vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho cả hai bên. Sau thương lượng hai bên vẫn giữa được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp.