7. Bố cục của Luận văn
3.2 Xu hướng tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng thương
thương mại và khách hàng trong thời gian sắp tới.
Trong những năm tới, tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng có thể diễn ra theo các chiều hướng sau:
− Thứ nhất, các tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ tăng trong thời gian tiếp theo, trong đó chủ yếu liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Khi nên kinh tế phát triển, sản xuất gia tăng, các doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng; nếu tiềm lực tài chính không đủ họ sẽ phải đến ngân hàng để vay vốn. Một trong những phương thức vay vốn phổ biến hiện nay đó là thế chấp tài sản bảo đảm. Khách hàng sẽ phải chế chấp tài sản như quyền sử dụng đất, nhà máy, nhà xưởng... để vay vốn. Nếu hoạt động đầu tư không hiệu quả, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, không có khả năng thanh toán hợp đồng tín dụng; buộc ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản thế chấp tại các NHTM hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc các quy định pháp luật.
67
− Thứ hai, tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa chủ đầu tư dự án và ngân hàng thương mại sẽ phổ biến hơn. Tranh chấp này thường xảy ra trong lĩnh vực bất động sản, giữa một bên là chủ đầu tư dự án, một bên là ngân hàng. Tranh chấp liên quan đến quyền phát triển dự án là một loại tranh chấp ngân hàng vô cùng phức tạp. Một số ngân hàng nhận thế chấp quyền phát triển dự án, tuy nhiên khi xử lý tài sản bảo đảm thì phát sinh tranh chấp về hiệu lực của thế chấp, do quyền phát triển dự án có thể không đáp ứng quy định trong pháp luật dân sự về tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm được dùng làm tài sản bảo đảm.
− Thứ ba, xuất hiện hình thức tranh chấp mới, đó là tranh chấp tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho luân chuyển giữa các ngân hàng khi doanh nghiệp thế chấp ở nhiều nơi để vay vốn nhưng không đăng ký biện pháp bảo đảm.