Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại agribank chi nhánh thành phố uông bí tây quảng ninh (Trang 88 - 96)

7. Bố cục của Luận văn

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1 Về thẩm quyền giải quyết của tòa án

Theo quy định hiện nay, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng như sau:

− Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm (2015), bao gồm: tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ

81

− Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự (2015) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc Tòa kinh tế. Ngoài thẩm quyền sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh thương mại, Tòa kinh tế còn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Việc phân quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay đã tạo ra một số khó khăn nhất định. Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng, cho vay là một hoạt động phức tạp trải trên nhiều lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Trong khi năng lực, trình độ và kinh nghiệm của một số thẩm phán thuộc tòa án cấp huyện còn hạn chế. Thực tế chỉ ra rằng, những tranh chấp trong hợp đồng tín dụng nói chung và hợp đồng cho vay nói riêng cần phải được thẩm phán, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tham gia giải quyết tranh chấp. Vì thế, cần thiết phải sửa đổi quy định nói trên theo hướng một tranh chấp hợp đồng cho vay có thể được giải quyết tại Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án Kinh tế. Tùy theo tính chất vụ án, nguyên đơn có thể lựa chọn giải quyết tại tòa án cấp huyện hoặc tòa án kinh tế, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Tòa án Kinh tế).

3.4.2 Sửa đổi các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm

Đối với các hoạt động tín dụng có tài sản bảo đảm, khi hợp đồng tín dụng đến hạn phải thanh toán, tuy nhiên nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì buộc ngân hàng phải thực hiện xử lý tài sản bảo đảm đó.

Liên quan đến giao dịch bảo đảm, pháp luật đã quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012. Tuy nhiên, một số quy định về giao dịch bảo đảm tại

82

hai Nghị định này còn một số hạn chế.

Luật quy định trong trường hợp đã đến thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với thỏa thuận đã ký kết thì bên nhận bảo đảm được phép xử lý tài sản bảo đảm theo như thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đó được đấu giá theo quy định của pháp luật. Các quy định pháp luật hướng dẫn việc bán đấu giá theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Tuy nhiên về địa điểm niêm yết bán đấu giá lại là nơi có bất động sản cần phải bán đấu giá. Điều này khá khó khăn, bởi người có tài sản phải mang đi đấu giá thường có thái độ không hợp tác, tìm cách cản trở quá trình đấu giá. Pháp luật quy định, Công an và chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thu giữ, xử lý tài sản đấu giá; tuy nhiên trong thực tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, có thể xảy ra hiện tượng thông đồng, ép giá giữa những người đăng ký tham gia đấu giá.

Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quyền thu giữ tài sản đảm bảo – đây là một trong những quyền cơ bản của bên nhận bảo đảm. Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Quy định này gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của tổ chức tín dụng do chịu rủi ro từ sự biến động tài sản bảo đảm, chịu chi phí từ việc khởi kiện ra cơ quan tố tụng, vốn bị tồn đọng… chưa kể đến áp lực lên hệ thống cơ quan tố tụng dẫn đến chậm trễ trong quá trình xét xử. Vì thế, Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015 cần phải được sửa theo hướng trao quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp Tòa án quyết định trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại với lý do “chưa đủ điều kiện khởi kiện” khi người đi vay không có nơi cư trú ổn định hoặc cố tình trốn tránh, không hợp tác, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có mặt tại phiên tòa. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và khách hàng đã được quy định rõ HĐTD đã ký, được bảo đảm bằng tài sản. Việc cơ quan tố tụng trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng vì các lý do nêu trên

83

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh nói riêng ngày càng đa dạng và được đẩy mạnh. Hợp đồng tín dụng chính là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tín dụng. Xu hướng gần đây cho thấy, tranh chấp trong hợp đồng tín dụng ngày càng gia tăng. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như an ninh, an toàn của toàn hệ thống liên ngân hàng.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã khái quát các vấn đề chung về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tác giải đã phân tích rõ khái niệm, đặc điểm, các điều kiện và trình tự giao kết hợp đồng tín dụng. Hiện nay có 4 phương thức thường được sử dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, đó là: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Trên cơ sở hệ thống lại các lý luận, Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng; thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí tây Quảng Ninh. Thực tế cho thấy, hầu hết các tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Chi nhánh đều được giải quyết bằng phương thức thương lượng, một số ít tranh chấp sử dụng phương thức hòa giải và tòa án. Tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu những thành công, hạn chế, phân tích nguyên nhân của hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh.

Từ thực trạng nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh. Đối với ngân hàng, cần thiết phải ban hành quy trình giải quyết tranh chấp HĐTD; Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên đặc biệt về kiến thức pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; Tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, thẩm định hồ sơ tín dụng... Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần phải nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập về việc xử lý tài sản bảo đảm, về thẩm quyền xét xử.

84

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, giới hạn về thời gian và năng lực của tác giả nên luận văn mới chỉ tập trung vào ba nội dung chính, trong đó đi sâu vào phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp. Còn một số vấn đề liên quan đến bất cập về chính sách, quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến lãi suất, trình tự giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án... cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong các công trình nghiên cứu sau này.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2018.

2. Bộ Tư pháp, 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng (quy định thực tế và

thiết kế giao dịch theo Bộ luật Dân sự năm 2015), NXB Chính trị Quốc gia – Sự

thật, Hà Nội 2017.

3. Bộ Tư pháp, Thông tư số 08/2018/TT-BTP về hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc bộ tư pháp, ngày 20/6/2018, Hà Nội 2018.

4. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất,

tài sản gắn liền với đất ngày 23 tháng 06 năm 2016, Hà Nội 2016.

5. Chính phủ, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm ngày 29

tháng 12 năm 2006, Hà Nội 2006.

6. Chính phủ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm ngày 22

tháng 02 năm 2012, Hà Nội 2012.

7. Chính phủ, Nghị định số 102/2017-NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

ngày 01 tháng 09 năm 2017, Hà Nội 2017.

8. Chính phủ, Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại ngày 24

tháng 02 năm 2017, Hà Nội 2017.

9. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2013.

86

10. Hà Công Anh Bảo, Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội 2015.

11. Học viện tư pháp, Kĩ năng giải quyết các vụ án kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2004.

12. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng- trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng 1997.

13. Lê Thị Thu Thủy, Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ

chức tín dụng, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội 2006.

14. Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2013. 15. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội 2009.

16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NNHN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với

khách hàngngày 30 tháng 12 năm 2016, Hà Nội 2016.

17. Ngô Thế Lập, Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2009.

18. Nguyễn Thị Hoài Phương, Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại

bằng tài phán ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2010.

19. Nguyễn Bích Thảo, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp

luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội 2018.

20. Phạm Văn Đàm, Pháp luật về bảo đảm thực thực hiện hợp đồng tín dụng

bằng biện pháp bảo lãnh, Luận văn Tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội 2016.

21. Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo

87

22. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự số

91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội 2015.

23. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Thương mại số

36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội 2005

24. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Trọng tài thương mại số

54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010, Hà Nội 2010

25. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước số

46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, Hà Nội 2010.

26. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, Hà Nội 2010

27. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số

điều luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017,

Nội 2017.

28. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật Hàng hải 2015 ngày

25 tháng 11 năm 2015, Hà Nội 2015.

29. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11

năm 2014, Hà Nội 2014.

30. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Doanh nghiệp ngày 26

tháng 11 năm 2014, Hà Nội 2014.

31. Trần Đình Hảo, Hoà giải/thương lượng - lựa chọn biện pháp giải quyết

tranh chấp kinh doanh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2000.

32. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 08

năm 2015, Hà Nội 2015.

33. VCCI & DANIDA, Cẩm nang Hợp đồng thương mại, 2010

DANH MỤC TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

1. Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby và Constantine Partasides,

88

2. Alan Redfern, Martin Hunter. (2004), Dissenting Opinions in International

Commercial Arbitration: Arbitration International, Oxford University press, 2004.

3. Daniel Bussel, Analysis for concurrent breach of contract, Washington university law, 1995.

DANH MỤC TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

1. Báo Công luận, Agribank – Tự tin với tầm nhìn 2030, https://congluan.vn /agribank-tu-tin-voi-tam-nhin-2030-post34568.html, ngày truy cập 06/11/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại agribank chi nhánh thành phố uông bí tây quảng ninh (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)