1.1. Hoạt độngkinh doanh Ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại
1.1.4. Rủi ro trong hoạt độngkinh doanh ngoại tệ
Ngày nay hoạt động KDNT của NHTM ngày càng đa dạng, phong phú đi kèm với nó là các rủi ro, trong hoạt động KDNT có các loại rủi ro sau:
Các rủi ro cơ bản: Rủi ro tỉ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán.
Rủi ro tỉ giá: là khi ngân hàng mua vào một lượng ngoại tệ mà đồng tiền đó đang bị mất giá (giá hiện nay thấp hơn giá mua vào) hoặc bán ra ngoại tệ mà đồng tiền đã bán đang tăng giá.
Rủi ro tín dụng: liên quan tới tình hình tài chính của đối tác như mất khả năng chi trả do thua lỗ, phá sản khiến đối tác không thể thanh toán như đã thỏa thuận. Rủi ro thanh toán: phát sinh khi việc thanh toán không đúng hạn như đã thỏa
thuận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về thanh toán, thường do cân đối nguồn tiền vào và ra không khớp trong khi dự trữ ngoại tệ của NHTM không đủ nên không thể chuyển tiền như cam kết. Rủi ro về thanh toán còn xuất hiện khi ngân hàng đã thanh toán nhưng khách hàng không chuyển tiền đối ứng.
Rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ: Hồ sơ mua bán ngoại tệ chưa rõ ràng, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Thông tin khách hàng không chính xác, rõ ràng, hoặc không cập nhật thông tin khách hàng kịp thời khi có thay đổi...
Rủi ro trong hợp đồng mua bán ngoại tệ: Hợp đồng không đầy đủ, ko chặt chẽ hoặc không đúng với các quy định về quản lý ngoại hối, thanh toán và pháp luật, không thực hiện đúng các điều khoản cam kết, không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỉ giá với các hợp đồng kỳ hạn mua bán ngoại tệ
Rủi ro khi hạch toán: Hạch toán sai số tiền, loại tiền, tỷ giá, hoặc nhầm đối tác giao dịch.
Ngoài ra, hoạt động KDNT còn có các rủi ro khác như rủi ro hệ thống (Telex, điện thoại, hệ thống thanh toán, hệ thống bù trừ), rủi ro lãi suất (đối với các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi...), rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý...
1.1.4.1. Các biện pháp quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Những rủi ro khi hạch toán, rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ, trong hợp đồng mua bán ngoại tệ chủ yếu bị gây ra vì lí do chủ quan. Do đó, nhân sự làm việc cần cẩn thận trong khâu hạch toán cũng như trong khâu kiểm tra chứng từ cho khách hàng. Để từ đó, giảm thiểu được rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ cũng như trong hợp đồng ngoại thương.
Về rủi ro tỷ giá chủ yếu là do lí do khách quan, lí do bên ngoài ngân hàng không chủ động được. Do đó, khách hàng có thể chủ động thời gian thanh toán hoặc ngân hàng tư vấn cho khách hàng lựa chọn các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Theo ThS Hà Anh Dũng, một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối bao gồm,
Thứ nhất, các NHTM cần xây dựng mô hình quản lý dữ liệu tập trung nhằm
kiểm soát trực tuyến trạng thái ngoại hối của các chi nhánh, tập trung thống nhất luồng tiền, trạng thái các loại ngoại tệ kinh doanh, trạng thái tài khoản Nostro, dữ liệu khách hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
Thứ hai, các NHTM cần xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ tập trung,
các hoạt động kinh doanh ngoại tệ bán buôn chỉ thực hiện tại các chi nhánh lớn hàng đầu như các Sở giao dịch. Các chi nhánh khác chỉ thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, kinh doanh bán lẻ tức là chỉ thực hiện mua bán ngoại tệ với số lượng hạn chế nhất định.
Thứ ba, việc xây dựng mô hình quản lý phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận
thực hiện giao dịch trực tiếp và bộ phận quản lý rủi ro. Xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ gồm ba bộ phận là bộ phận trực tiếp thực hiện giao dịch (Front Office), bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro (Middle Office) và bộ phận xử lý giao dịch (Back Office). Sự độc lập giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận quản lý rủi ro sẽ làm giảm bớt rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ trực tiếp giao dịch ngoại hối.
Thứ tư, các NHTM phải thường xuyên xây dựng các báo cáo đánh giá về tình
hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán.
Thứ năm, xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý
rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.
Thứ sáu, các NHTM cần xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo
phân tích ngoại hối như hạn mức giao trong ngày, hạn chức trạng thái qua đêm, hạn mức đối với các trạng thái ứng với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần... 1 tháng, 2 tháng, hạn mức giao dịch của khách hàng, hạn mức điểm dừng lỗ… nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.