nhỏ, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ thấp hơn nhưng sẽ được đánh giá hiệu quả cao hơn nếu thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại trên tổng thu nhập cao.
Đối với các ngân hàng lớn (đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài) có xu hướng giảm dần các nghiệp vụ truyền thống như tín dụng hay huy động vốn; thay vào đó là phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất lớn, thường trên 40%.
Theo tiêu chí định tính:
1.2.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Như đã đề cập trong phần trên, hoạt động KDNT chịu rủi ro khá nhiều đòi hỏi khi tham gia thị trường cần sự nhanh nhạy và chính xác. Một số rủi ro có thể gặp phải là: rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ hay rủi ro khi hạch toán…Trong đó, rủi ro tỷ giá được lưu tâm nhất bởi con người không thể điều tiết được mà chỉ có thể áp dụng các công cụ để phòng ngừa.
1.2.4. Khả năng hỗ trợ của nghiệp vụ KDNT tới các nghiệp vụ khác của ngânhàng hàng
Thương mại quốc tế phát triển là tiền đề và động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động KDNT. Vì vậy, hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ không chỉ thể hiện từ nội tại mà còn thể hiện ở việc hoạt động này hỗ trợ ra sao đối với các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, giao dịch kiều hối - các nghiệp vụ ngày càng phát triển gia tăng lợi nhuận cũng như đa
dạng sản phẩm cho ngân hàng.