Siêu âm tim ở BN ACS giúp đánh giá rối loạn vận động vùng, đánh giá chức năng thất trái đồng thời đánh giá các biến chứng cơ học nếu có. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy EF là một yếu tố độc lập và quan trọng trong dự báo đột tử sau NMCT, EF giảm sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở BN NMCT [116]. EF trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 57,5 13,5 % trong đó EF trung bình ở Nhóm 1 (55,3 14,6 %) thấp hơn Nhóm 2 (61,3 10,6) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như chúng tôi đã phân tích ở trên, có sự khác biệt này là do chúng tôi chủ động ưu tiên lựa chọn chiến lược can thiệp đặt stent vượt qua SB cho những BN NMCT cấp, nên tỷ lệ BN NMCT cấp ở Nhóm 1 cao hơn Nhóm 2. EF trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như trong kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác trên BN ACS trước đây. Nghiên cứu của tác giả Trịnh Việt Hà trên những BN ACS không ST chênh lên được can thiệp đặt stent ĐMV, EF trung bình là 57,27
9,67 [100]. Còn ở nghiên cứu DEFINITION II trên những BN được can thiệp đặt stent hẹp phức tạp chỗ chia nhánh ĐMV, kết quả EF trung bình là 59 10 %
ở nhóm can thiệp theo chiến lược Two-stent và 60 10 % ở nhóm can thiệp theo chiến lược đặt stent vượt qua SB [68].
Khi EF giảm nặng (EF < 40%) sẽ làm gia tăng MACE và tử vong so với nhóm có EF 40%. EF < 40% là một trong những yếu tố tiên lượng tử vong quan trọng ở những BN NMCT cấp [116]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ những BN có EF giảm nặng (EF < 40%) là 10,79% và Nhóm 1 có tỷ lệ cao hơn Nhóm 2. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Toàn trên nhóm BN NMCT cấp được can thiệp ĐMV, tỷ lệ BN có EF < 40% là 16,6% [109]. Tỷ lệ BN có EF < 40% trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Toàn có lẽ vì trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có cả những BN ĐTNKÔĐ và chúng tôi cũng đã loại trừ những BN có sốc tim ra khỏi nghiên cứu.