So sánh phân loại tổn thương chỗ chia nhánh theo Medina

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (Trang 123 - 125)

Tổn thương theo Medina

Chúng tôi DIVERGE[14] CARINAX[82]

Nhóm 1 Nhóm 2 AXXESS Provisional AXXESS

1.1.1 (%) 38,9 64,7 64,5 59 47 1.1.0 (%) 40,0 13,7 12 15 12,5 1.0.1 (%) 4,4 3,9 6,6 7 15 0.1.1 (%) 5,6 9,8 6,3 10 8 1.0.0 (%) 3,3 5,9 6,6 8,5 11 0.1.0 (%) 7,8 2,0 3,3 2 3 0.0.1 (%) 0 0.0 0,7 3,5 3,5

Còn ở nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Minh Phương và cộng sự, tỷ lệ BN tổn thương theo phân loại Medina kiểu 1.1.1 chiếm cao nhất với 63,8% sau đó là kiểu 1.1.0 là 17,2% [85]. Nghiên cứu của tác giả Marc-Alexander Ohlow và cộng sự, tỷ lệ tổn thương theo phân loại Medina 1.1.1 là 50,1% ở Nhóm AXXESS so với 62,5% ở Nhóm chứng A (can thiệp theo chiến lược Two-stent) và 55,5% ở Nhóm chứng B (can thiệp chiến lược đặt stent vượt qua

Như vậy, tuy tỷ lệ có khác nhau tùy thuộc vào từng nghiên cứu, nhưng điểm chung là tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV kiểu 1.1.1 theo phân loại Medina là hay gặp nhất.

Bên cạnh đánh giá tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV theo phân loại Medina,

một cách đánh giá tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV khác cũng rất quan trọng trong lựa chọn chiến lược can thiệp đó là tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV (true bifurcation) và tổn thương liên quan chỗ chia nhánh ĐMV (nontrue bifurcation). Tổn thương được gọi là tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV khi cả MV và SB có tổn thương, còn tổn thương liên quan chỗ chia nhánh ĐMV thì tổn thương chỉ nằm trên 1 nhánh. Như vậy, tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV sẽ bao gồm các tổn thương: Medina 1.1.1; Medina 1.0.1 và Medina 0.1.1. Vì tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV là những tổn thương ở cả MV và SB, nên tổn thương phức tạp hơn, và muốn bảo vệ SB tối ưu trong quá trình can thiệp thì đôi khi phải sử dụng các chiến lược can thiệp phức tạp như kỹ thuật can thiệp Two-stent hay sử dụng stent chuyên dụng cho chỗ chia nhánh ĐMV như stent AXXESS…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV là 59,6% trong đó tỷ lệ ở Nhóm 2 (78,4%) cao hơn ở Nhóm 1 (48,9%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nguyên do là chúng tôi ưu tiên lựa chọn chiến lược can thiệp có sử dụng stent chuyên dụng AXXESS cho tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV với mong muốn SB được dễ dàng tiếp cận hơn sau khi đặt stent ở MV nhằm bảo vệ được SB tối ưu hơn.

So sánh với một số nghiên cứu về tổn thương chỗ chia nhánh ĐMV, chúng tôi thấy rằng tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ tương tự trong các nghiên cứu trước đây. Như vậy có thể nói rằng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu của các tác giả

khác, tỷ lệ gặp tổn thương thực thụ chỗ chia nhánh ĐMV cao hơn tổn thương liên quan chỗ chia nhánh ĐMV.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)