3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
1.3 Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân
Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý , sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó:
UBND thị xã đã thực hiện tốt tốt công tác ban hành văn bản quy phạm . Các văn bản đã đảm bảo tính pháp lý , kịp thời đáp ứng yêu cầu về chỉ đạo trong công tác quản lý ở địa phương . Cấp thị xã, xã , phường đã tổ chức thực hiện văn bản ban hành đúng yêu cầu về nội dung , thời gian và chất lượng . Cơ bản không có hiện tượng văn bản đã ban hành nhưng không thực hiện . Tuy nhiên việc thực hiện các văn bản này đôi khi còn chậm , thời gian yêu cầu thường gấp trong khi công tác ban hành lại chiếm nhiều thời gian dẫn tới kết quả thực hiện đôi khi chưa được như yêu cầu.
Công tác xác định địa giới hành chính , lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính , lập bản đồ hành chính:
Công tác xác định địa giới hành chính , lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính , lập bản đồ hành chính của thị xã Đông Triều đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003 Ranh giới hành chính của thị xã được xác định rõ ràng , mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn . Là một vùng trung du địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông , do đó khó khăn cho công tác xác định địa giới hành chính giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh. Bên cạnh đó hiện tượng xâm canh, xâm cư, phụ canh, phụ cư vẫn xảy ra ở một số xã với nhau, giữa các huyện, tỉnh lân cận dẫn đến việc quản lý về địa giới hành chính gặp một số khó khăn nhất định.
41
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được UBND thị xã và các xã, phường trên địa bàn thị xã Đông Triều triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả, từ năm 2009 UBND thị xã Đông Triều đã triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy đến nay đã thực hiện đo đạc bản đồ địa chính chính quy xong 14/21 xã,phường. Các xã còn lại đơn vị tư vấn đang đẩy nhanh tiến độ đo đạc. Mặc dù, 14 xã, phường đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy và nhận bàn giao, nhưng chưa đưa vào khai thác sử dụng, nên rất khó khăn cho công tác quản lý đất đai, nhất là trong việc chỉnh lý biến động đất đai và giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã Đông Triều trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương; mang tính thực tiễn và khả thi cao; công tác quản lý quy hoạch và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, nhìn chung sau khi phê duyệt đã được các cấp, các ngành của huyện triển khai kịp thời; về cơ bản đã chấp hành đúng quy định về việc thực hiện quy hoạch trong quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Là tiền đề quan trọng để Đông Triều vững vàng đi tiếp chặng đường CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và cũng là cơ sở để quy hoạch một thị xã công nghiệp ở phía Tây của tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và triển khai quy hoạch còn có một số điểm chưa được hợp lý, nhiều chỉ tiêu đưa ra chưa sát với tình hình thực tế, tính khả thi không cao. Kế hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương còn đơn giản, bị thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện. Thực tế hiện nay một số cơ quan, tổ chức sử dụng đất quá nhiều, gây lãng phí đất đai cần thiết phải rà soát điều chỉnh định hướng sử dụng đất của ngành mình nhằm khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất.
Giao đất nông nghiệp cho tổ chức sử dụng đất:
Công tác giao đất trên địa bàn thị xã Đông Triều đã được thực hiện theo đúng quy trình quy định. Người dân được giao đất đã yên tâm sản xuất nâng dần mức thu nhập, ổn định mức sống, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; các khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ phát triển, tạo lên một diện mạo mới, góp phần vào việc giải quyết việc làm. Thị xã tiến hành thu hồi đối với những diện tích đất sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật đất đai để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nhằm đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo tận dụng triệt để từng diện tích đất phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Trên địa bàn Thị xã Đông Triều hiện nay có nhiều dự án thu hồi đất thực hiện các dự án xây
42
dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, các dự án phát triển sản xuất hay xây dựng nhà ở, khu Tái định cư, các khu công nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, các bến cảng. Việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, thu nhập, nghề nghiệp, sinh hoạt của người dân do vậy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng luôn được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm, đảm bảo áp dụng chính sách đúng quy định, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân.
Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất:
Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, đã cấp GCN 9.906,7 ha đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 83,71% diện tích đất nông nghiệp cần cấp GCN, với 28.284 GCN đã cấp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cần cấp GCN đạt tỷ lệ 85,03% số hộ gia đình, cá nhân cần cấp GCN.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cũng gặp không ít khó khăn. Đó là, trên địa bàn thị xã không có bản đồ địa chính chính quy, do vậy, cán bộ địa chính đo thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân bằng thủ công, nên tiến độ cấp giấy chậm, độ chính xác không cao. Nhưng với sự quyết tậm của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở, nên kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều đạt kết quả cao, đến nay cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất.
Thống kê, kiểm kê đất đai:
Hệ thống Hồ sơ địa chính được chính quyền các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên do biến động đất đai trên địa bàn thị xã trong mấy năm gần đây diễn ra mạnh, việc cập nhật thông tin không được thường xuyên, liên tục nên việc chỉnh lý biến động đất đai ở cơ sở còn chưa được kịp thời, chi tiết. Mặt khác, trên địa bàn thị xã Đông Triều mới có 14/21 xã, phường đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy, riêng phường Đông Triều đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy từ tháng 6/2010, còn 7 xã chưa đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/1.000 đối với đất ở nông thôn và đất nông nghiệp.Công tác thống kê, kiểm kê đất đai cũng được UBND thị xã Đông Triều quan tâm, các xã, thị trấn thực hiện một cách nghiêm túc, phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo chất lượng hồ sơ và tiến độ thực hiện. Đồng thời là cơ sở để Thị xã Đông Triều sử dụng đất một cách hợp lý.
43
Các hoạt động hành chính công của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và UBND các xã, thị trấn đã cung cấp các dịch vụ công cho người dân, không còn hiện tượng người dân phải “chạy” nhiều cửa khi thực hiện thủ tục hành chính của mình.
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai:
UBND Thị xã Đông Triều đã thường xuyên, định kỳ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Nhất là thường xuyên bám sát cơ sở nên những sai phạm đã được khắc phục ngay từ khi mới phát sinh, không để lại hậu quả đáng tiếc, các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đều được xử lý kịp thời, kiên quyết và đảm bảo đúng pháp luật; số vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết dứt điểm, không để phát sinh vụ khiếu kiện đông người kéo dài. Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đã được thị xã Đông Triều quan tâm thực hiện và giải quyết dứt điểm từng vụ việc. Tỷ lệ giải quyết đơn thư theo thẩm quyền đạt 90,2% đây là tỷ lệ khá cao đánh giá sự cố gắng của ngành tài nguyên môi trường thị xã. Tuy nhiên một số vụ việc, phức tạp kéo dài Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có kết quả xác minh, tham mưu đề xuất giải quyết, tuy nhiên do tính chất phức tạp của nội dung khiếu nại, đến nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm.
1.3.2 Thuận lợi:
Một là,công tácquảnlíđất đai quá trình hình thành và phát triển lâu
dài, hệ thống cơ quan quản lý đất đai đã phát triển ở cả bốn cấp hành chính. Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai rất đông đảo, được đào tạo khá bài bản và kinh qua nhiều hoạt động, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Hai là hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế
đã mang lại nhiều bài học và kinh nghiệm quản lý và ứng dụng khoa học
công nghệ từ các quốc gia có hệ thống quản lý đất đai tiên tiến để áp dụng trong điều kiện ViệtNam.Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ được phát triển quanhiều năm và từng bước đổi mới.
Ba là,Hệ thống pháp luật đất đai đã được xây dựng,
được chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, từng bước hoàn thiện, nội dung tương đối đầy đủ và cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Các quy trình
44
chuyên môn – pháp lý, kỹ thuật – công nghệ trong quản lý đất đai đã được hình thành, phát triển phù hợp với quy định của pháp luật, với các công nghệ đang được áp dụng, đáp ứng yêu cầu tạo ra các sản phẩm kỹ thuật, tài liệu pháp lý cần thiết trong quản lý đất đai. Dữ liệu, thông tin, hồ sơ kỹ thuật và pháp lý về đất đai được xây dựng, quản lý và khai thác một cách có hệ thống tại tất cả các cấp. Bốn là, Nhà nước và toàn xã hội đều quan tâm tới chính sách, pháp luật đất đai, tới công tác quản lý đất đai. Nhu cầu về phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là động lực để Nhà nước và toàn xã hội tạo điều kiện, cung cấp các nguồn lực cho công tác quản lý đất đai phát triển.
1.3.3 Khó khăn:
Một là, Chính sách đất đai bất cập dẫn đến nhiều khó khăn phức tạp trong giải quyết tranh chấp.
Hai là, Một số cá nhân trong bộ máy quản lý đất đai của Thị xã còn quan liêu, chưa đặt tinh thần vì dân phục vụ lên hàng đầu.
Ba là, trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất còn quá nhiêu khê rườm rà, nhiều thủ tục chưa đồng bộ với các thủ tục về đầu tư, xây dựng
Bốn là, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất đai còn yếu.
Năm là, việc theo dõi biến động đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của xã còn chưa được cập nhật liên tục.
Sáu là, các thông tin được phép công khai cho người dân chưa được công khai minh bạch, nhiều thông tin không được cập nhật lên những trang thông tin chính thống của Thị xã, gây nên nhiều khó khăn trở ngại cho người dân khi có nhu cầu về việc sử dụng đất đai trên địa bàn Thị xã.
Bảy là, diện tích đất đai còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rơi vào trường hợp vướng mắc và phải nộp tiền sử dụng đất rất nhiều.
Tám là, hiệu quả sử dụng đất của các dự án chưa cao; địa phương chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch
45
2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Đông Triều 39.595,31 ha.Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: Diện tích: 31.557,91 ha, chiếm 79,70 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã.
+ Đất phi nông nghiệp: Diện tích: 7.776,51 ha, chiếm 19,64 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã.
+ Đất chưa sử dụng: Diện tích: 260,89 ha, chiếm 0,66 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã
2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu DT đất NN
(ha)
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 31557,91
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11638,70
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6044,70
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5717,79
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5033,93
1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 683,86
1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 326,91
1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 326,91 1.1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5594,00
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 18.263,13 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 6528,36 `1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11064,67 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 670,11 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1491,92 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 164,16
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu DT đất PNN
46
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7.776,51
2.1 Đất ở OCT 1.342,46
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 542,28
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 800,18
2.2 Đất chuyên dùng CDG 4.698,53
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 31,31
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 362,92
2.2.3 Đất an ninh CAN 94,73
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 166,13 2.2.4.1 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,94
2.2.4.2 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 3,63
2.2.4.3 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH
2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 10,70
2.2.4.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 98,35 2.2.4.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 52,49 2.2.4.7 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH
2.2.4.8 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG
2.2.4.9 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 0,02 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1.395,87
2.2.5.1 Đất khu công nghiệp SKK
2.2.5.2 Đất cụm công nghiệp SKN 58,96
2.2.5.3 Đất khu chế xuất SKT
2.2.5.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 120,67