CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG VIỆC
2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất
2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất
2.4.1. Một số hạn chế, khuyết điểm trong sử dụng đất.
- Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực đất đai đang được xây dựng và hoàn thiện, nhiều văn bản đang thực hiện lại thay thế, bổ sung dẫn đến việc phổ biến và cập nhật chính sách còn khó khăn.
- Các điều kiện về vật chất cho công tác lập hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm, chưa bố trí thoả đáng kinh phí để hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính để tạo điều kiện triển khai nhanh và có chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng đất. - Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và các cấp còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhưng không có khả năng thực hiện.
- Một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, phải đẩy lùi tiến độ thực hiện. Mặt khác do nguồn vốn, do ảnh hưởng của một số thay đổi điều chỉnh của Luật Đầu tư do đó một số công trình dự án được triển khai chậm.
- Một số loại đất có kết quả thực hiện thấp như đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất trụ sở cơ quan ; đất ở tại đô thị… chủ yếu do thiếu vốn đầu tư thực hiện dự án.
Tóm lại: Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong 3 năm qua trên địa bàn huyện đã đạt được những thành quả nhất định. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để quỹ đất đai, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, phù hợp với quan điểm phát triển chung của huyện và tỉnh. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả và hạn chế những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thì việc lập quy hoạch 2021 - 2030 là vô cùng cần thiết. Nó giúp chúng ta giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong việc hoạch định các chính sách về đất đai, phân bổ đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời gắn liền với quản lý, sử dụng đất bền vững, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
67
2.4.2. Một số giải pháp khắc phục
Thời gian qua, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết những bất cập trong quản lý và sử dụng đất, một số giải pháp sau đây cần được quan tâm và tiêp tục thực hiện. - Đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dung đất cấp thị xã. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc thu hồi đất để giao cho các dự án, công trình.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sở địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013, cập nhật thông tin địa chính đầy đủ, chỉnh lý biến động kịp thời.
- Về đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn cần giải quyết nhanh và gắn khâu quy hoạch chi tiết với xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
- Tổ chức tốt việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật.