Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3.260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu
65
km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền khai thác thủy sản (VASEP, 2019). Với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Hình 3.2: Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước từ 2000 đến 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê (2021), tổng sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2020 đạt 8,4 triệu tấn, tăng gần 4 lần so với năm 2020 bình quân tăng trưởng khoảng hơn 7%/năm (hình 3.2). Trong đó sản lượng thủy sản từ nuôi trồng thủy sản chiếm 54,2%. Từ năm 2000 – 2006, sản lượng khai thác thủy sản chiếm phần lớn trong cơ cấu sản phẩm thủy sản (luôn trên 50%). Tuy nhiên, từ giai đoạn 2007 – 2020 nghề NTTS ngày càng phát triển do đó tỷ trọng NTTS ngày càng chiếm chủ đạo trong tổng sản lượng thủy sản cả nước (Hình 3.3).
Do trong năm 2009, các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lại chính là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Ðiều đó khiến cho xuất khẩu thủy sản của ta giảm so với cùng kỳ, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, còn chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu, bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
66
(tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cá tra Việt Nam, tạo cớ cho những thông tin không tốt của báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường.
Hình 3.3: Cơ cấu sản lượng thủy sản sản xuất trong nước giai đoạn 2000-2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ những nguyên nhân trên cho thấy nhiều vấn đề đang đặt ra cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đòi hỏi có những giải pháp căn cơ và triệt để. Theo đó, điều quan trọng nhất là cần điều chỉnh và ban hành các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm thủy sản, đồng thời có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, nhất là đối với những đơn vị có nhiều lô hàng bị cảnh cáo. Ðặc biệt, cần quan tâm sản phẩm cá tra và cá ba sa phi-lê đông lạnh xuất khẩu; cần thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản phẩm cá tra nói riêng và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung. Song song với đó là việc kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì các thị trường nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, nhất là mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Không đáp ứng đủ những yêu cầu của đối tác, không có cách nào hàng thủy sản Việt Nam có thể thâm nhập được dù mức giá thế nào. Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là yêu cầu lớn đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
0 20 40 60 80 100 120 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 % Năm Nuôi trồng Khai thác
67