Hiện tại, Đảng và nhà nước đã và đang rất quan tâm và hỗ trợ cho ngành thủy sản phát triển, Cụ thể, đã có một số chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Trung ương sau đây:
131
Chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản:
- Nghị định 02/2017/ND-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Theo Nghị định này, hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối (hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định thì sẽ được hỗ trợ.
Điều kiện hỗ trợ, các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau: Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. Có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Mức hỗ trợ cao nhất đối với cây trồng là 30 triệu đồng/ha; sản xuất lâm nghiệp là 20 triệu đồng/ha; nuôi thủy, hải sản 60 triệu đồng/ha.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, Ngân sách nhà nước hỗ trợ gần đến 50% tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện, giao thông, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP phục vụ nuôi tôm nước lợ (hạ tầng đầu mối cho các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh).
Có thể thấy rằng, chính phủ rất quan tâm và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của thủy sản nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng khi xảy ra các điều kiện bất khả
132
kháng. Vì vậy, nhà sản xuất cần phải thực hiện đúng các quy định để được hỗ trợ tối đa khi gặp các điều khiện bất khả kháng về thiên tai dịch bệnh.
Tuy nhiên, để ngành thủy sản được phát triển bền vững hơn, Chính phủ cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn người dân sản xuất đúng quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như Chính phủ cần nâng cao mức hỗ trợ khi gặp thiên tai, dịch bệnh để người dân yên tâm đầu tư hơn vào hoạt động sản xuất của mình.
Về chính sách về đầu tư:
- Triển khai thực hiện tốt Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định 15/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong từng tiểu vùng để phát triển sản xuất.
Về mặt chủ trương, Chính phủ đã có ban hành 2 nghị định trên để kêu gọi đầu tư vào ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải có các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư như: tạo điều kiện thuận lợi về cấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường sá,… thuận tiện hơn cho các vùng có hoạt đồng sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Hơn nữa, Chính phủ cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt các chi phí thời gian, tiền bạc trong các khâu đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số và kê khai thuế, các thủ tục về đất đai, xây dựng, nhập thiết bị,…
Chính phủ cũng cần tạo ưu đãi đầu tư và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và ổn định để các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu thủy sản.
133
đến lĩnh vực nuôi tôm nước lợ cho người dân nắm và phát triển nuôi theo đúng quy định. Hướng dẫn các cơ sở nuôi thưc ̣ hiêṇ tốt các điều kiêṇ nuôi theo quy đinḥ của Bô ̣NN&PTNT đã ban hành.
Chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Chính phủ cần hướng dẫn chi tiết và đưa ra các biện pháp để khuyến khích đơn vị nuôi trồng thủy sản, khai thác, đánh bắt thủy sản xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo các chủ trương, chính sách sau một cách hiệu quả hơn:
- Luật Công nghệ cao (CNC) số 21/2008/QH12 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009;
- Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về vẩệc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Và tiếp tục sau này là Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 (Dự thảo hiện đang được đưa ra lấy ý kiến)
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hỗ trợ các vùng bị xâm nhập mặn hoặc sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi một phần đất trồng lúa luân canh tôm Sú do năng suất thấp và bị xâm nhập mặn do nước biển dâng (vùng không kiểm soát được) và đất bãi bồi, hoang hóa sang nuôi tôm TCT. Sẽ góp phần tạo các vùng nguyên liệu tốt cho CBTS xuất khẩu.
134