Phân tích cú sốc (Hàm phản ứng xung)

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 109 - 111)

Việc phân tích IRF sẽ cho thấy phản ứng của một biến khi có sự tăng lên một đơn vị phân phối chuẩn của một biến khác. Như vậy, kết quả dưới đây cho thấy phản ứng của tăng trưởng GDP ngành thủy sản khi có sự thay đổi một đơn vị phân phối chuẩn của một biến khác. Qua kết quả ở hình 4.2 cho thấy:

- Khi có một cú sốc của giá trị xuất khẩu thủy sản (LnFEX) xảy ra thì LnFGDP có phản ứng giảm ngay lập tức trong chu kỳ thứ nhất (1 quý), sau đó tăng lên ở chu kỳ thứ 2 đến thứ 6 (đạt đỉnh ở chu kỳ 4) rồi điều chỉnh dần về mức cân bằng, tăng trưởng ổn định cho đến cuối chu kì.

- Khi có một cú sốc đối với lao động đang làm việc cho nền kinh tế (LnLAB) thì FGDP có phản ứng tăng mạnh và đạt đỉnh ngay chu kỳ đầu tiên và rớt xuống sau chu kỳ thứ 2 và sau chu kỳ 3 nó tăng trở lại rồi dần điều chỉnh về mức cân bằng, tăng trưởng ổn định đến cuối chu kỳ.

- Khi có một cú sốc đối với tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) thì FGDP ở ngắn hạn giảm xuống ở chu kỳ 1, và tăng lên ở chu kỳ thứ 2, rồi giảm xuống đáy ở chu kỳ 5, rồi từ đó cân bằng làm cho FGDP dài hạn không tăng trưởng thêm nữa. Kết quả cho thấy tương đồng với đánh giá của Phan Thanh Thanh (2018) cho rằng tỷ giá REER gia tăng nhanh chóng và từ năm 2011 đến nay, tiền đồng đang được định giá quá cao. Đa phần doanh nghiệp trong nước vẫn sản xuất nhỏ lẻ và có năng

101

suất thấp. Nếu doanh nghiệp trong nước không có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu hoặc không tìm được thị trường xuất khẩu, khi Chính phủ thực hiện phá giá, những cơ hội kinh doanh tốt mà Chính phủ hướng tới thông qua phá giá sẽ bị bỏ lỡ, hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại chưa chắc được cải thiện.

Thực tế cho thấy, cơ cấu sản xuất nói chung trong nước và xuất khẩu phần lớn phụ thuộc đầu vào nhập khẩu, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu vắng và chưa phát triển. Liên hệ thực tiễn đến ngành thủy sản thì quả thực, các ngành công nghiệp phụ trợ cho nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản vẫn còn rất yếu, cụ thể là, sản xuất thức ăn thủy sản chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI, và vẫn phải nhập nguyên liệu bã đậu nành, máy móc thiết bị chế biến thủy sản phải nhập khẩu. Ngoài ra, từ 2017-2019, có tới 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam do các DN có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Cho nên nếu tỷ giá được điều chỉnh mạnh hơn thì chưa chắc cán cân thương mại được cải thiện, mục tiêu lấy tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu thủy sản là chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

- Khi có một cú sốc đối với độ mở thương mại (LnOPEN) thì FGDP sẽ giảm mạnh xuống xuống chạm đáy chu kỳ thứ 3 và rồi dần điều chỉnh và cân bằng đến cuối chu kỳ. Nhìn vào sơ đồ, ta thấy FGDP trong dài hạn không tăng trưởng được. Nguyên nhân có thể giải thích do biến OPEN trong mô hình này đo độ mở thương mại chung của nền kinh tế, trong khi tỉ trọng xuất nhập khẩu liên quan đến ngành thủy sản những năm gần đây nhỏ so với tỉ trọng các ngành khác.

- Khi có một cú sốc đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (LnFDI) thì FGDP sẽ ngay lập tức giảm xuống chạm đáy ngay chu kỳ đầu tiên và tăng trở lại ở chu kỳ thứ 2 và cân bằng ở chu kỳ thứ 3, FGDP trong dài hạn không tăng trưởng. Nguyên nhân là do phần lớn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu ở các lĩnh vực khác như gia công may mặc, điện thoại, linh kiện điện tử, vv.

102

Hình 4.2: Phản ứng xung của LNFGDP khi có cú sốc của các biến LnFEX,

LnLAB, LnREER, LnOPEN, LnFDI

Nguồn: tác giả vẽ bằng phần mềm stata, 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)