5.1.5.1. Hội nhập ngày toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới tạo các cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam tăng cường xuất khẩu.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới (gồm 14 FTA đã ký và đang thực thi, 1 FTA chưa phê chuẩn và 2 FTA đang khởi động đàm phán, bảo đảm cho kết nối thương mại tư do, ưu đãi cao với 60 nền kinh tế, chiếm 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam) (VCCI, 2021). Đồng thời, tạo động lực mới và cả thách thức mới để thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế cao của khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế toàn diện thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, giúp gia tăng kim ngạch xuất
129
nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu ngành thủy sản nói riêng.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), UKVFTA đã có hiệu lực, đang tạo cơ hội rất lớn cho con tôm của Việt Nam thâm nhập sâu hơn, rộng hơn với thị trường thế giới. Đây chính là cơ hội to lớn cho ngành tôm Việt Nam phát huy hết lợi thế tiềm năng của Quốc gia trong tương lai.
Bên cạnh đó ngành tôm Việt Nam có thể được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung khi nhiều hệ thống phân phối lớn từ Mỹ đã tìm tới các doanh nghiệp tôm Việt kể từ khi Mỹ tăng áp thuế thủy sản Trung Quốc.
Ngoài ra, năm 2019 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố danh sách 31 Doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế chống phá giá 0% (theo VASEP, 2019).