CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỤC VỤ BÀN TẠI NHÀ HÀNG-KHÁCH SẠN GOLD COAST HOTEL

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ BÀN TẠI NHÀ HÀNG-KHÁCH SẠN GOLD COAST HOTEL (Trang 38 - 40)

3.1 Tình hình phát triển của du lịch Đà Nẵng:

Tính đến tháng 11-2019, trên địa bàn thành phố có 943 cơ sở lưu trú du lịch với 40.074 phòng, 376 đơn vị kinh doanh lữ hành, 4.646 hướng dẫn viên. Về hệ thống cơ sở vật chất, hiện thành phố có 85 dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư với 7,2 tỷ USD với nhiều dự án ven biển đẳng cấp quốc tế. Thành phố được kết nối ngày càng nhiều với các tỉnh, thành trong và ngồi nước thơng qua việc xúc tiến đường bay hiệu quả, với 31 đường bay quốc tế, tần suất 480 chuyến/tuần và 9 đường bay nội địa tần suất 670 chuyến/tuần.

Cùng với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á…thành phố đã triển khai nhiều giải pháp quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch lữ hành, thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, Bộ quy tắc đạo đức nghề và ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch; quản lý khai thác du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an tồn, vệ sinh mơi trường tại các khu, tuyến điểm du lịch...

Dự báo đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng khách lưu trú tăng khoảng 12-1,5%/năm. Tổng khách lưu trú dự báo khoảng 10,5-12 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế ước khoảng 5,5-6,5 triệu lượt. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng khách lưu trú dự báo tăng 10-12%/năm. Tổng khách lưu trú dự báo đạt 18-19,5 triệu lượt; trong đó khách quốc tế khoảng 9-10,5 triệu lượt.

So với tình hình du lịch 2019 thì năm 2020 đã có chuyển biến lớn mang tính tiêu cực nguyên nhân là do Co-vid 19 đã làm cho tình hình du lịch Đà Nẵng giảm sút mạnh.

Du lịch Đà Nẵng phát triển mạnh là do:

Một là, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút nguồn vốn đầu tư

cho du lịch và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, như: nâng cấp Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, hệ thống các bãi tắm công cộng…

Hai là, sản phẩm du lịch thành phố ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách với nhiều sản phẩm mới, như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hịa Phú Thành, Phước Nhơn; Cơng viên suối khống nóng Núi Thần Tài… Du lịch văn hóa – lịch sử được khai thác thơng qua các tour tham quan các di tích lịch sử.

Ba là công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trong hoạt động sai phạm được triển khai thường xuyên. Cơng tác tun truyền cho người dân cùng giữ gìn mơi trường du lịch Đà Nẵng được quan tâm thực hiện.

Bốn là, công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; quảng bá đến các thị trường quốc tế với quy mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; tổ chức nhiều sự kiện lớn như: Thi trình diễn pháo hoa quốc tế, dù lượn quốc tế… Do đó, điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao, từng bước khẳng định thương hiệu của du lịch Đà Nẵng đến thị trường trong nước và quốc tế.

Năm là, nguồn nhân lực du lịch từng bước được bổ sung và tăng cường qua việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch với trình độ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu tăng cao của du lịch cả về vui chơi, giải trí lẫn tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử của Đà Nẵng.

Tuy nhiên, so với tình hình du lịch 2019 thì năm 2020 đã có chuyển biến lớn mang tính tiêu cực nguyên nhân là do Co-vid 19 đã làm cho tình hình du lịch Đà Nẵng giảm sút mạnh.

- Các sản phẩm du lịch chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc tế. Sản phẩm lưu niệm chưa mang tính đột phá, biểu trưng cao cho du lịch thành phố để tạo nét riêng, lôi cuốn du khách, đặc biệt là với du khách trong nước.

- Nhiều dự án đầu tư ven biển và trung tâm thành phố triển khai chậm, thiếu quỹ đất để hình thành các cụm mua sắm, vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm như: chợ đêm, phố đi bộ; thiếu hệ thống cầu tàu, bến neo đậu để phát triển du lịch đường sơng,… Các dịch vụ giải trí, thể thao biển tuy có nhưng khó thu hút khách du lịch do giá thành cao, công tác quảng bá chưa thu hút du khách, nhân viên hướng dẫn còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng… - Chất lượng phục vụ và dịch vụ du lịch tại một số nhà hàng, khu, điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt khách quốc tế. Mặc dù đã có sự kiểm sốt khá chặt chẽ của các cơ quan có chức năng nhưng tình trạng nâng giá vào mùa cao điểm, lễ tết vẫn diễn ra đã tạo hình ảnh chưa đẹp cũng như sự hài lòng, tin tưởng vào chất lượng dịch vụ trong lòng du khách.

- Doanh nghiệp lữ hành bị hạn chế năng lực do quy mô nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh thấp, tính chủ động kết nối giữa các doanh nghiệp chưa có. Nguồn nhân lực du lịch mặc dù đã được cải thiện thông qua việc triển khai các lớp tập huấn về nghiệp vụ, tổ chức các khóa bồi dưỡng song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và chưa chuyên nghiệp.

3.2 Phương hướng và mục tiêu của doanh nghiệp:3.2.1 Phương hướng của doanh nghiệp: 3.2.1 Phương hướng của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ BÀN TẠI NHÀ HÀNG-KHÁCH SẠN GOLD COAST HOTEL (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w