Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng thế chấp của ngân hàng á châu – PGD hải châu (Trang 32 - 36)

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn cá nhân và tiếp nhận hồ sơ

Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến liên hệ bộ phận tín dụng. Nhân viên PFC, RA/RO/RM tìm hiểu nhu cầu, chọn lọc thông tin và tư vấn, cung cấp sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Nếu khách hàng thấy sản phẩm phù hợp và được PFC đánh giá là đủ điều kiện vay vốn thì PFC sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết.

CSR nghiệp vụ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng các thủ tục và hồ sơ cần thiết khi khách hàng được giải ngân tiền vay. Sau đó, CSR lập tờ trình cấp tín dụng trong hạn mức và cấp tín dụng đảm bảo bằng sổ tiết kiệm do ACB phát hành và tiếp nhận giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu có).

Bước 2: Thu thập thông tin khách hàng, thẩm định tín dụng và lập tờ trình

CA, RA/RO/RM thu thập thông tin khách hàng tại văn phòng, nhà xưởng, … nơi khách hàng có hoạt động kinh doanh chính và chọn lọc thông tin cần thiết để cung cấp cho PFC, CSR.

PFC, CSR sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin khách hàng. Thẩm định tín dụng do CA thực hiện theo các bước sau:

 CA xem xét hồ sơ, tính chất của ngành nghề kinh doanh để từ đó tham khảo, liên hệ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, sau đó tiến hành thẩm định/ phân tích tín dụng và nhận các chứng từ bổ sung nếu cần thiết.

 Tờ trình thẩm định khách hàng vay được lập theo biểu mẫu quy định của ACB, và phải có đầy đủ chữ kí hợp pháp, hợp lệ. Trong tờ trình phải thể hiện được thông tin về tình hình tài chính của khách hàng cũng như nhu cầu vay vốn, TSĐB, lịch sử giao dịch với ACB và các TCTD khác một cách rõ ràng, dễ hiểu và có số liệu chứng minh.

liên quan đến hợp đồng kinh tế, giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố… thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm chuyển đến bộ phận pháp chế nhờ tham vấn, kiểm tra và cho ý kiến.

 Thẩm định TSĐB: có thể thực hiện đồng thời với thẩm định tín dụng. Nếu vượt thẩm quyền định giá của đơn vị, hồ sơ TSĐB sẽ phải chuyển cho phòng định giá TSĐB hội sở.

 Báo cáo kết quả: Tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân với các khoản mục được trình bày chi tiết như sau:

I. Thông tin về khách hàng;

II. Hiện trạng - kiến nghị cấp tín dụng; III. Lịch sử/uy tín giao dịch của khách hàng;

IV. Mô tả nhận xét phương án sử dụng vốn vay; V. Tình hình tài chính cá nhân của khách hàng; VI. Nguồn trả nợ;

VII. Nhận xét chung về hồ sơ tín dụng và các chỉ số rủi ro; VIII. Kiến nghị.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ vay

Đăng ký trình hồ sơ tín dụng: CA trình cho cấp kiểm soát phù hợp sau khi được thông qua bởi kiểm soát viên tín dụng:

 Đối với hồ sơ vay nhỏ hơn 200 triệu đồng: trình cho GĐ/PGĐ phòng giao dịch.

 Đối với hồ sơ vay từ 200 đến 300 triệu đồng: trình cho ban tín dụng chi nhánh.

 Đối với hồ sơ vay trên 300 triệu đồng: trình cho ban tín dụng hội sở.

 Phê duyệt hồ sơ tín dụng và thông báo kết quả cho khách hàng sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp kiểm soát tương ứng:

- Nếu không cho vay: CA ra thông báo từ chối trình lãnh đạo ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng;

để chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc công chứng và hoàn tất hồ sơ tín dụng.

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, hẹn khách hàng công chứng TSĐB, đăng ký giao dịch đảm bảo và ký kết hợp đồng tín dụng (HĐTD)

Hồ sơ đã được phê duyệt, CA thực hiện bước tiếp theo:

- Nếu là hồ sơ bị từ chối: CA sẽ chuyển cho CSR-VH và CSR-VH sẽ tạo hồ sơ từ chối trên TCBS về giao dịch bị từ chối theo phê duyệt.

- Nếu là hồ sơ được phê duyệt vay:

* CA sẽ soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các cam kết có liên quan theo phê duyệt của hội đồng tín dụng/ban tín dụng;

* Hướng dẫn khách hàng ký các hợp đồng và các cam kết;

* Hướng dẫn khách hàng thủ tục công chứng, đăng ký và thực hiện công chứng đăng ký hồ sơ tài sản bảo đảm cho khách hàng;

* Nhận hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng;

* CA mang hợp đồng tín dụng đã được kí kết và đóng dấu để đi công chứng thế chấp. Việc công chứng, đăng kí TSĐB thực hiện theo quy định của ACB.

* Sau khi công chứng hoàn tất, CA giao lại hồ sơ gồm các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và hồ sơ TSBĐ bản chính cho KSV-TD và CSR-VH kiểm soát.

Bước 5: Giải ngân theo hợp đồng tín dụng

 Khi nhận lại hồ sơ đã được kí kết và công chứng từ CA, CSR-VH tiến hành soạn khế ước nhận nợ, tạo tài khoản cấp hạn mức Masterline của khách hàng trên TCBS, kết nối tài khoản cấp tín dụng với tài khoản ngoại bảng tài sản.

 Nhân viên quản lý tài sản (CC) sau khi nhận TSBĐ từ CA sẽ tiến hành nhập kho TSBĐ, tạo tài khoản ngoại bảng cho TSBĐ, cung cấp mã số TSBĐ trên TCBS cho CSR để CSR kết nối tài khoản cấp cấp tín dụng với tài khoản ngoại bảng.

 CSR-VH kiểm tra lại các điều kiện giải ngân trong phê duyệt, khi đầy đủ sẽ chuyển cho bộ phận giao dịch thực hiện thủ tục chi tiền.

 Cuối cùng, CSR-VH sẽ thông báo và hẹn khách hàng lịch giải ngân. Bộ phận giao dịch giải ngân cho khách hàng và chuyển lại các chứng từ lưu cho CSR-L.

theo dõi.

Bước 6: Giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay

 CA, CSR-VH phụ trách hồ sơ tiến hành theo dõi, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng bổ sung đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Định kì theo dõi danh sách khách hàng đến kì hạn trả nợ trên TCBS và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

 CA, PFC còn phải kiểm tra định kỳ tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. Qua việc kiểm tra cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Bước 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ vay

 Hồ sơ vay do CSR-VH chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ.

 Cung cấp hồ sơ tín dụng khi được yêu cầu và phê duyệt của cấp thẩm quyền: cung cấp hồ sơ cho kiểm toán, thanh tra, kiểm toán nội bộ …

 Cho mượn hồ sơ để xử lý nghiệp vụ của CSR, RA/RO/RM.  Lưu kho đối với các hồ sơ thanh lý, hồ sơ hết hiệu lực.

 Hồ sơ vay KHCN gồm: hồ sơ nhân thân, hồ sơ vay, hồ sơ TSĐB, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý được sắp xếp, phân loại theo đúng quy định.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng

 Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt, … lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng.

 CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả các số dư (vốn, lãi, phí, phạt …) cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý tất toán khoản vay.

 CSR kiểm tra TCBS về TSĐB và tiến hành giải chấp TSĐB theo các bước sau:

hợp đồng để thu nợ và lãi còn lại của khách hàng;

 Nhận hồ sơ từ phòng Ngân Quỹ, trả hồ sơ cho khách hàng;

 Lập giải chấp gửi phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường;

 Xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (UBND quận, huyện hoặc Sở tài nguyên môi trường);

 Trường hợp khách hàng không trả lãi, gốc thì CBTD phải tích cực đòi nợ. Nếu không thể đòi được thì xin ý kiến của Trưởng phòng và Ban giám đốc để gửi hồ sơ Tòa án phát mãi tài sản.

Lưu hồ sơ thanh lý.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng thế chấp của ngân hàng á châu – PGD hải châu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w