Mặc dù trên cùng địa bàn Đà Nẵng, có nhiều ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động, nhất là trong phân khúc cho vay tiêu dùng, nhưng ngân hàng vẫn mở rộng được qui mô cho vay tiêu dùng đặc biệt là cho vay tiêu dùng thế chấp. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng thân thiết cũng như khách hàng tiềm năng.
Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ tín dụng được nhiều sự quan tâm của khách hàng cá nhân, bởi sự ra đời của nó rất thiết thực, cũng như đã đáp ứng tốt những nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thiết yếu của mọi cá nhân. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng diễn ra rất sôi nổi.
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ NĂM 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng
% Số tiền % Số tiền %
Tín chấp 290.804 24,2 619.099 43,6 2.938.222 49,6 328.295 112,9 2.319.123 374,6 Thế chấp 908.678 75,8 801.106 56,4 2.990.064 50,4 (107.572) (11,8) 2.188.958 273,2
Doanh số
cho vay 1.199.482 100,0 1.420.205 100,0 5.928.286 100,0 220.723 18,4 4.508.081 317,4
Do đưa ra nhiều sản phẩm khuyến khích hoạt động vay tiêu dùng, nên doanh số vay tiêu dùng tăng lên rất cao. Trong đó, doanh số vay tiêu dùng tín chấp năm 2015 tăng lên cao đạt 619.099 triệu đồng, tăng lên đến 112,9% so với năm 2014. Và năm 2016, doanh số này tiếp tục tăng đến 374,6%, và đạt đến 2.938.222 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh số thế chấp năm 2015 giảm xuống 11,8% so với năm 2014, chỉ đạt 801.106 triệu đồng,nhưng vào năm 2016 thì doanh số tăng đến 273,2% và đạt được 2.188.958 triệu đồng.
Trong quý IV-2014, ngân hàng tung ra gói sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp UIL – Unscured Installment Loan – Chương trình hỗ trợ tiêu dùng hoàn toàn dựa vào thu nhập của người vay. Trong đó, ngân hàng sẽ cho cá nhân vay vốn, nhưng không cần thế chấp, điều kiện xét cho vay và thu nợ dựa hoàn toàn vào mức thu nhập ổn định của cá nhân. Do đó, có rất nhiều khách hàng thỏa được điều kiện vay tín chấp của ngân hàng. Và ngay cả những khách hàng có tài sản để vay thế chấp, họ vẫn quyết định vay tín chấp, vì họ sẽ có nhiều lợi ích hơn khi vay tín chấp. Ngoài ra, đa phần cá nhân không đủ khả năng tài chính để chi tiêu sinh hoạt nên họ mới xin vay tiêu dùng, vì vậy, hình thức vay tiêu dùng thế chấp thường ít được lựa chọn hơn. Hơn nữa, mục đích vay tiêu dùng không có khả năng sinh lợi cho người vay vốn, mà nó làm mất dần đi giá trị vay mượn ban đầu trong quá trình sử dụng. Do đó, cá nhân sẽ ít thế chấp, vì họ lo sợ sẽ mất đi cả phần tài sản mà họ có cho hoạt động tiêu dùng của mình. Vì vậy, doanh số thế chấp thời điểm này giảm xuống trong khi doanh số cho vay tín chấp tăng vọt lên.
Tuy nhiên, ta thấy giá trị của vay thế chấp trong năm 2016 cao xấp xỉ vay tiêu dùng tín chấp. Sự thay đổi này không phải do số lượng khách hàng vay thế chấp nhiều hơn, mà do vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn thế chấp nên ngân hàng thường cấp một hạn mức nhất định cho vay tín chấp. Trong khi đó giá trị trên từng hợp đồng tín dụng thế chấp của khách hàng cao hơn do có tài sản đảm bảo.
2.2.3.2 Doanh số thu nợ
Giai đoạn từ 2014–2016
Tình hình thu nợ vẫn luôn được ngân hàng quan tâm theo dõi thường xuyên, nhất là các khoảng nợ tiêu dùng tín chấp, vì nó luôn ẩn chứa những vấn đề rủi ro và không an toàn trong quá trình ngân hàng thực hiện cho vay
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THÚC ĐẢM BẢO TỪ 2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Tín chấp 235.147 498.009 2.900.094 262.862 111,8 2.402.085 482,3 Thế chấp 855.255 795.699 2.925.115 (59.556) (7,0) 2.129.416 267,6
Doanh số
thu nợ 1.090.402 1.293.708 5.825.209 203.306 18,6 4.531.501 350,3
(Nguồn: Bộ phận HC-PGD Hải Châu)
Ta thấy rằng tình hình thu nợ thế chấp luôn được cải thiện qua từng năm. Nếu như năm 2015 tình hình thu nợ này không thật sự khả quan, giảm 7%, tức giảm 59.556 triệu đồng, thì sang năm 2016 đã có sự thay đổi vượt bật khi tốc độ thu nợ tăng đến 267,6% và đạt mức 2.925.115 triệu đồng. Điều này đã chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay lên, ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện công tác cũng như tình hình thu nợ. Để làm được điều đó là cả một quá trình bao gồm sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo, cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ của ngân hàng.
Trong khi đó ở mảng tín dụng thế chấp, tình hình thu nợ rất tốt, khi đó doanh số thu nợ luôn tăng rất mạnh qua từng năm. Nếu trong năm 2015, doanh số thu nợ tăng 111,8%, tức đã tăng thêm 262.862 triệu đồng, thì năm 2016 tốc độ tăng đến 482,3% và đạt mức rất cao là 2.900.094 triệu đồng. Chính điều này đã cho thấy công tác thu nợ tín chấp trong giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định, qua đó nói lên sự hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng đã phần nào đem lại những kết quả khả quan.
Chính từ những kết quả đó đã làm cho tình hình thu nợ chung đã tăng lên 350,3%, tức đã tăng thêm 4.531.501 triệu đồng. Đó là cơ sở để có thể khẳng định rằng hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đã từng bước đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, đó còn là động lực để ngân hàng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới.
2.2.3.3 Dư nợ cho vay
Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Tín chấp 33.140 136.237 174.365 103.097 311,1 38.128 28,0 Thế chấp 37.185 60.585 125.534 23.400 62,9 64.949 107,2
Dư nợ 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4
(Nguồn: Bộ phận HC-PGD Hải Châu)
Chúng ta thấy rằng trong giai đoạn này dư nợ thế chấp luôn tăng cao và ổn định qua từng năm. Nếu như năm 2015, dư nợ thế chấp tăng 62,9% và đạt mức 60.585 triệu đồng, thì năm 2016, dư nợ này đã tăng đến 107,2%, nghĩa là đã tăng thêm 64.949 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên và một phần do những khoản nợ chậm trả của khách hàng còn chưa thu hồi được. Đây chính là một khuyến điểm cũng như trở ngại lớn cho ngân hàng trong hoạch định mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa.
Cũng nằm trong xu hướng tăng đều qua từng năm như khoản dư nợ thế chấp, nhưng tốc độ tăng của dư nợ tín chấp ngược lại. Theo đó, năm 2015 tăng đến 311,1 %, tăng thêm 103.097 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2016 chỉ tăng có 28%, chỉ tăng thêm 38.128 triệu đồng. Nguyên nhân một phần do doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp có phần thấp hơn doanh số cho vay thế chấp.
Tóm lại trong giai đoạn này, tình hình dư nợ trong cho vay tiêu dùng đang có xu hướng tăng chậm lại, điển hình năm 2016 tăng 52,4%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng đến 179,9%, điều đó một phần do tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng đã tốt lên làm cho dư nợ tiêu dùng giảm xuống.
2.2.3.4 Nợ xấu
Bảng 7: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Tín chấp 1.344 1.829 2.023 485 36,1 194 10,6 Thế chấp 789 1.123 1.544 334 42,3 421 37,5
Nợ xấu 2.133 2.952 3.567 819 38,4 615 20,8
(Nguồn: Bộ phận HC-PGD Hải Châu)
Dựa vào bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy nợ xấu thế chấp trong giai đoạn này đang có xu hướng tăng lên, nhưng đã dần tăng chậm lại. Trong năm 2016, nợ xấu thế chấp tăng 37,5% so với năm trước, tăng thêm 421 triệu đồng và đạt mức 1.544 triệu đồng, trong khi đó vào năm 2015 tăng đến 42,3% so với năm trước và đạt mức 1.123 triệu đồng. Điều đó cho thấy, tình hình nợ xấu thế chấp đang diễn ra không hề nằm trong sự mong muốn của ngân hàng, vì nợ xấu tăng sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều biến động bất lợi.
Cũng giống như tình hình tăng nợ xấu tiêu dùng thế chấp, nhưng tình hình tín chấp này có phần cải thiện hơn. Cụ thể, mức tăng nợ xấu tín chấp năm 2016 thấp hơn, chỉ tăng 10,6%, tăng thêm 194 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2015 đã tăng đến 38,4%. Đây là một tín hiệu đáng mừng của ngân hàng, vì điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được khi mà doanh số cho vay tiêu dùng trong năm vừa rồi đã tăng tương đối nhiều. Ngoài ra, nợ xấu thế chấp tăng lên nhưng có phần chậm lại, nguyên nhân là do khi sản phẩm tín chấp được phát triển, khách hàng có khuynh hướng vay tín chấp hơn, vì khách hàng sẽ có nhiều lợi ích hơn
Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy, nợ xấu đã tăng 20,8% trong năm 2016, nguyên nhân do doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ đã tăng nhanh trong giai đoạn này. Ngoài ra, bộ phận xử lý nợ của ngân hàng đang chuẩn bị hoàn tất các hồ sơ khách hàng và công việc của mình để chuyển giao cho các nhân viên khác ở PGD, nên quá trình giám sát, theo dõi nợ, thu nợ bị gián đoạn, do đó làm ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ và làm nợ xấu tăng.
Qua đây ta có thể thấy, tình hình nợ xấu tiêu dùng thay đổi khác nhau trong từng thời kỳ, có lúc nợ xấu tín chấp tăng lên đột biến thì nợ xấu thế chấp lại giảm đi rõ rệt hay ngược lại. Nguyên nhân của sự thay đổi này chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ các phương diện như công tác thu nợ, thiện chí trả nợ của khách hàng, hay sự thay đổi trong thu nhập của khách hàng,… Do đó, trong từng giai đoạn khác nhau, ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể khác nhau để nợ xấu đạt giá trị nhỏ nhất có thể.
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNGCHO VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP TẠI PGD HẢI CHÂU CHO VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP TẠI PGD HẢI CHÂU
2.3.1 Kết quả đạt được
Qua 3 năm 2014 – 2016, doanh số cho vay nói chung hay doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp KHCN nói riêng của ACB Hải Châu có chiều hướng tăng dần, tổng dư nợ cũng tăng qua các năm. Cho vay tiêu dùng thế chấp là loại hình cho vay có mục đích là hỗ trợ cho hộ gia đình hoặc cá nhân mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... nên nhu cầu của khách hàng là thiết yếu. Doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp tăng qua các năm do lợi thế về vị trí hoạt động chiến lược nằm trên một trong các tuyến đường trung tâm thành phố, tiếp giáp với vác vùng trập trung dân cư đông đúc dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cao như chợ, trường học, siêu thị. Đồng thời, ngân hàng đã đẩy mạnh cải tiến các sản phẩm cho vay và thực hiện nhiều hình thức quảng cáo tiếp thị, phát tờ rơi,... để thu hút sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu đến giao dịch.
Bên cạnh đó ngân hàng còn có thuận lợi đó là được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương nên doanh số cho vay cũng không ngừng gia tăng. Một yếu tố quan trọng nữa có tác động không nhỏ đến sự gia tăng là do đối với các khoản vay thế chấp, ngân hàng luôn giải quyết nhanh các hồ sơ thủ tục cho khách hàng vay, điều này làm khách hàng vô cùng hài lòng. Đây cũng chính là một điểm mạnh để ACB Hải Châu nâng cao ưu thế cạnh tranh của mình hơn, tạo lợi ích tối đa cho ngân hàng, cổ đông và cả cán bộ nhân viên ngân hàng.
Tuy nhiên, đối với vay tiêu dùng thế chấp tại ACB Á Châu tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng. Mặc dù ngân hàng đã hạn chế tối đa nhưng do các lý do khách quan hay lý do
từ chính ngân hàng vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như nợ xấu, khả năng trả nợ của khách hàng không tốt.Như vậy, ngân hàng cần phải đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý và chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên cụ thể, hiệu quả để phát triển mở rộng lĩnh vực cho vay này vì đây là một lĩnh vực tiềm năng cần khai thác triệt để mà không phải bỏ qua bởi vấn đề rủi ro tín dụng.
2.3.2 Hạn chế
- Việc đa dạng hoá sản phẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao khi nhiều sản phẩm có tiềm năng đã không tăng trưởng như mong đợi do thiếu các chính sách đồng bộ.
- Việc vận dụng chính sách lãi suất tại PGD vẫn chưa thực sự linh hoạt. - Các biện pháp xúc tiến Marketing vẫn còn bị động.
- Còn nhiều hạn chế trong công tác chăm sóc khách hàng.
- ACB Hải Châu cũng như ACB Đà Nẵng chưa tiến hành một cách bài bản hoạt động nghiên cứu đánh giá các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng thị trường mục tiêu.
- Một số công cụ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay thế chấp cá nhân chưa được vận dụng thực chất, còn nặng tính hình thức.
- Về phương diện nhân lực, nhân sự thực hiện cho vay khách hàng cá nhân còn mỏng, phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trường, ít kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD HẢI
CHÂU 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1.1 Tăng cường hiệu quả tác động của các biện pháp xúc tiến Marketing và công tác chăm sóc khách hàng cá nhân công tác chăm sóc khách hàng cá nhân
- Tích cực thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm tín dụng bán lẻ trên địa bàn tới các khách hàng cá nhân thuộc các doanh nghiệp, tổ chức có quan hệ thanh
toán lương qua tài khoản tại ACB Hải Châu, tăng cường bán kèm, bán chéo, và chú trọng quảng bá từng sản phẩm cho vay cá nhân chủ chốt. Từ đó cũng quảng bá các sản phẩm cho vay thế chấp khách hàng cá nhân đến các khách hàng.
- Thực hiện tái định vị thương hiệu, xúc tiến các chương trình marketing, quan hệ công chúng để đảm bảo sự hiện diện và giữ gìn hình ảnh của ACB Hải Châu trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm. Phấn đấu trở thành thương hiệu gần gũi, quen thuộc.
- Chính sách truyền thông, cổ động cần thể hiện được đặc thù của dịch vụ cho vay thế chấp khách hàng cá nhân.
- Phương pháp và các phương tiện truyền thông cũng cần phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
- Về công tác chăm sóc khách hàng cá nhân, định kỳ cần thực hiện phân đoạn khách hàng, xác định nhóm khách hàng quan trọng, nhóm khách hàng thân thiết, nhóm khách hàng phổ thông để có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
- Giảm các chi phí cho khách hàng. Thực hiện thăm dò và đo lường sự hài lòng của khách hàng theo định kỳ. Cần đặt đúng mức vị trí của công tác chăm sóc khách hàng cá nhân trong tương quan với bộ phận khách hàng doanh nghiệp.
- Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về khách hàng cá nhân.