Giai đoạn từ 2014–2016
Tình hình thu nợ vẫn luôn được ngân hàng quan tâm theo dõi thường xuyên, nhất là các khoảng nợ tiêu dùng tín chấp, vì nó luôn ẩn chứa những vấn đề rủi ro và không an toàn trong quá trình ngân hàng thực hiện cho vay
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THÚC ĐẢM BẢO TỪ 2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Tín chấp 235.147 498.009 2.900.094 262.862 111,8 2.402.085 482,3 Thế chấp 855.255 795.699 2.925.115 (59.556) (7,0) 2.129.416 267,6
Doanh số
thu nợ 1.090.402 1.293.708 5.825.209 203.306 18,6 4.531.501 350,3
(Nguồn: Bộ phận HC-PGD Hải Châu)
Ta thấy rằng tình hình thu nợ thế chấp luôn được cải thiện qua từng năm. Nếu như năm 2015 tình hình thu nợ này không thật sự khả quan, giảm 7%, tức giảm 59.556 triệu đồng, thì sang năm 2016 đã có sự thay đổi vượt bật khi tốc độ thu nợ tăng đến 267,6% và đạt mức 2.925.115 triệu đồng. Điều này đã chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay lên, ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện công tác cũng như tình hình thu nợ. Để làm được điều đó là cả một quá trình bao gồm sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo, cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ của ngân hàng.
Trong khi đó ở mảng tín dụng thế chấp, tình hình thu nợ rất tốt, khi đó doanh số thu nợ luôn tăng rất mạnh qua từng năm. Nếu trong năm 2015, doanh số thu nợ tăng 111,8%, tức đã tăng thêm 262.862 triệu đồng, thì năm 2016 tốc độ tăng đến 482,3% và đạt mức rất cao là 2.900.094 triệu đồng. Chính điều này đã cho thấy công tác thu nợ tín chấp trong giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định, qua đó nói lên sự hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng đã phần nào đem lại những kết quả khả quan.
Chính từ những kết quả đó đã làm cho tình hình thu nợ chung đã tăng lên 350,3%, tức đã tăng thêm 4.531.501 triệu đồng. Đó là cơ sở để có thể khẳng định rằng hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đã từng bước đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, đó còn là động lực để ngân hàng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới.
2.2.3.3 Dư nợ cho vay
Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Tín chấp 33.140 136.237 174.365 103.097 311,1 38.128 28,0 Thế chấp 37.185 60.585 125.534 23.400 62,9 64.949 107,2
Dư nợ 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4
(Nguồn: Bộ phận HC-PGD Hải Châu)
Chúng ta thấy rằng trong giai đoạn này dư nợ thế chấp luôn tăng cao và ổn định qua từng năm. Nếu như năm 2015, dư nợ thế chấp tăng 62,9% và đạt mức 60.585 triệu đồng, thì năm 2016, dư nợ này đã tăng đến 107,2%, nghĩa là đã tăng thêm 64.949 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên và một phần do những khoản nợ chậm trả của khách hàng còn chưa thu hồi được. Đây chính là một khuyến điểm cũng như trở ngại lớn cho ngân hàng trong hoạch định mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa.
Cũng nằm trong xu hướng tăng đều qua từng năm như khoản dư nợ thế chấp, nhưng tốc độ tăng của dư nợ tín chấp ngược lại. Theo đó, năm 2015 tăng đến 311,1 %, tăng thêm 103.097 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2016 chỉ tăng có 28%, chỉ tăng thêm 38.128 triệu đồng. Nguyên nhân một phần do doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp có phần thấp hơn doanh số cho vay thế chấp.
Tóm lại trong giai đoạn này, tình hình dư nợ trong cho vay tiêu dùng đang có xu hướng tăng chậm lại, điển hình năm 2016 tăng 52,4%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng đến 179,9%, điều đó một phần do tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng đã tốt lên làm cho dư nợ tiêu dùng giảm xuống.