Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt phù hợp

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng thế chấp của ngân hàng á châu – PGD hải châu (Trang 46 - 54)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Vì vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Do đó, những cán bộ thực hiện việc xây dựng đường lối chính sách hoạt động phải tôn trọng quan điểm này, để khi xác định mục tiêu hay nội dung của chính sách cơ chế phải nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.

Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng tín dụng tiêu dùng nói riêng: cơ chế tín dụng ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng: phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hiệu quả và an toàn.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.2.1 Đối với NHNNVN

Ngành ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, ổn định trật tự an toàn xã hội

và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp lý đầy đủ để các ngân hàng có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể là cần triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện tốt Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng. Trên cơ sở đó hoạch định chính sách tiền tệ theo quy định mới, hoàn thiện các công cụ thực thi chính sách. Mặt khác, kiểm tra lại các văn bản chồng chéo, không đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Hiện nay, số lượng các NH TMCP xuất hiện ngày càng nhiều và góp phần đáng kể trong việc cải thiện bộ mặt của ngành ngân hàng Việt Nam.

Ngoài ra, NHNNVN còn phải có biện pháp hữu hiệu trong quản lý và điều hành chính sách vĩ mô một cách ổn định, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi hơn.

Ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển ổn định, tạo công ăn viêc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. NHNNVN có trách nhiệm bình ổn giá cả thị trường và giữ cân bằng thị trường tránh cho thị trường những cú sốc trong thời điểm kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay.

Thách thức lớn đối với ngành ngân hàng hiện nay là việc cải tổ hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập. Đối với các tổ chức tín dụng cải cách bằng biện pháp lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, từ đó các đơn vị làm ăn không hiệu quả sẽ bị đào thải, do đó vai trò bình ổn thị trường cùa Nhà Nước là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, NHNNVN cũng cần có những chính sách để kích cầu tiêu dùng cũng như đầu tư vào các lĩnh vực sự nghiệp, y tế, giáo dục….để thu hút nhân lực, giảm nạn thất nghiệp và tăng thu nhập. Đẩy mạnh kích cầu, tăng trưởng tín dụng sẽ là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn trong thời kỳ hội nhập Quốc Tế đầy những cơ hội và thách thức.

Tiếp theo là đề cao chất lượng hoạt động công chứng vì công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Tuy nhiên, mạng lưới công chứng tại thành phố quá ít, gây rất nhiều khó khăn cho người dân.

Hiện nay, không chỉ các NHTMCP có nhu cầu công chứng trong quá trình giao dịch với khách hàng, mà rất nhiều đối tượng khác cũng có nhu cầu công chứng như cá nhân, tổ chức mua xe, mua tài sản cố định, bất động sản, sao y giấy tờ….nên các phòng công chứng luôn ở trong trạng thái quá tải. Số lượng phòng công chứng bị hạn chế, khối lượng công việc quá nhiều nhưng lại ít nhân viên, nên khi cần công chứng luôn mất khá nhiều thời gian. Không những thế, nhân viên công chứng luôn phải đối mặt với áp lực công việc quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động công chứng. Vì vây, với vai trò quản lý, Nhà Nước nên mở rộng hoạt động công chứng, tăng số lượng nhân viên, bên cạnh đó tại mỗi quận, huyện nên có một phòng công chứng để thuận tịên cho nhân viên trong quá trình giao dịch.

3.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu

 Cần làm tốt hơn nữa công tác huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả: bằng cách tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, chương trình khuyến mãi ở khu vực đông dân cư, khu vực có nền kinh tế phát triển, có nhiều hình thức và biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện tốt phương châm "đi vay để cho vay" đáp ứng mọi nhu cầu của người vay.

 Làm tốt công tác khách hàng, xây dựng và bảo vệ mối quan hệ với khách hàng. Ngân hàng phải luôn luôn chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng trên từng thị trường thích hợp, nhằm mục đích tăng uy tín của ngân hàng và thu hút khách hàng.

 Nâng cao hiệu quả huy động để có nguồn vốn dồi dào phục vụ nhu cầu cấp tín dụng và các nghiệp vụ khác có liên quan bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động, cải tiến mẫu mã cho hấp dẫn, tăng cường các công tác tuyên truyền cho các khách hàng đặc biệt là các khách hàng tiềm năng của Ngân hàng. Giao chỉ tiêu khách hàng cho các nhân viên để thi đua phấn đấu trong kinh doanh, thực hiện các chính sách khách hàng đầy đủ và linh hoạt trong việc xử lý lãi suất.

 Thành lập riêng một bộ phận đảm nhiệm công việc tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng, có thể chỉ là cộng tác viên, làm việc bán thời gian, và thay đổi thường xuyên để có được những mối quan hệ mới.

 Lựa chọn những khách hàng cá nhân là nhân viên của các khách hàng doanh nghiệp hiện tại của ngân hàng, như vậy có thể nắm được phần nào về thông tin công việc, tình hình tài chính, uy tín của khách hàng.

 Cuối cùng, cần đơn giản hóa hơn nữa quy trình, thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng. Phải không ngừng cải tiến nghiệp vụ, hợp lý hoá giấy tờ, đa dạng hoá dịch vụ, …, giải ngân kịp thời, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng dự án và đạt hiểu quả kinh tế cao.

KẾT LUẬN

Cho vay tiêu dùng cá nhân đặc biệt là cho vay tiêu dùng thế chấp đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng các khoản vay tiêu dùng cá nhân ngoài sự lỗ lực tìm kiếm khách hàng, thẩm định, kiểm tra kiểm soát… của cán bộ tín dụng và các bộ phận nghiệp vụ khác trong ngân hàng thì còn phải kể đến các yếu tố vĩ mô, tức là công tác điều hành của NHNNVN và chính phủ. Ngoài ra, với đối tượng là KHCN thì nhân viên tín dụng cần phải có sự quan tâm đúng mức để có thể giúp đỡ khách hàng đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn vay, đồng thời đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng từ các khoản cho vay đó.

Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với xu hướng hội nhập chung của khu vực và thế giới, thời gian vừa qua Ngân hàng Á Châu - PGD Hải Châu có những bước chuyển mình mạnh mẽ, sự tăng trưởng cao và luôn giữ vững được sự ổn định trong hoạt động. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, vui vẻ và giàu kinh nghiệm thì chắc chắn trong tương lai ACB - PGD Hải Châu sẽ trở thành một trong những PGD được yêu thích nhất trên địa bàn hoạt động.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể nào tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và anh chị trong PGD để đề tài được hoàn thiện hơn, đây cũng là những trang kiến thức bổ ích giúp em bước vào công việc thực tế sau này.

Lời cuối cho phép em gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Lãnh Đạo Ngân Hàng Á Châu - PGD Hải Châu và các anh chị phòng tín dụng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại đơn vị. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Hoàng Hà đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện đề tài này !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài liệu tập huấn tín dụng ACB năm 2014

2. Báo cáo tài chính thường niên năm 2014-2015 ACB Hải Châu

3. Trần Ái Kết (2015). Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ , Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Tài liệu bài giảng: Tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh, 2012

5. http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/tai-chinh-ngan-hang/acb-gioi- thieu-hinh-anh-thuong-hieu-moi-a77768.html

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng….năm 2017 (ký tên và đóng dấu)

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng….năm 2017 (ký và ghi rõ họ tên)

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng….năm 2017 (ký và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng thế chấp của ngân hàng á châu – PGD hải châu (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w