8. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Một cách quan sát và giải mã các sự kiện lịch sử
Trong tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó”, Hoàng Quảng Uyên nghiêng về phía quan sát, hình dung, lí giải đến những yếu tố bên lề, ngoại vi của sự kiện. Từ đó mà đưa ra những nhận định, đánh giá về các sự kiện lịch sử trong mối tương giao và chi phối bởi bối cảnh lịch sử.
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tiếp cận các sự kiện này với con mắt nhà văn, chứ không phải bằng bàn tay ghi chép của nhà chép sử. Chhs vì vậy, bạn đọc có thể nhận thấy ông không liệt kê hay kể lại sự kiện, mà quan trọng là tác
giả đã đi vào giải mã chúng để có cái nhìn riêng của mình. Tiêu biểu, trong tiểu thuyết “Mặ trời Pác Bó”, nhà văn đã giải mã một số sự kiện đáng chú ý như:
Trong khi tình hình đất nước đang phức tạp, tại sao Hồ Chí Minh lại đi sang Trung Quốc?
“Chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi thời cơ. Chờ đợi trong ngoài có hậu hoạ sẽ nổi lên. Nhưng chờ đợi không có nghĩa là nằm im, há miệng chờ sung mà phải tích cực chuẩn bị lực lượng. Các chú có biết hiện nay chúng ta thiếu điều gì nhất? Súng đạn ư? Phải, nhưng súng đạn ta sẽ có, người trước súng sau. Cái thiếu nhất của ta bây giờ là thiếu sự liên kết, ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng cách mạng ở bên ngoài. Đó là một lực lượng lớn ta cần tranh thủ vì vậy Bác tính phải đi ra nước ngoài một chuyến” [39; Trg 269].
Tại sao Hồ Chí Minh lại bị bắt nhầm?
“Lính gác Hướng Phúc Mậu chấp hành lệnh của trưởng thôn, đem hai người tạm giam trong nhà kho, mỗi người một phòng, cách xa nhau. Sự việc diễn ra quá bất ngờ. Nằm trên tâm phản vênh vẹo Hồ Chí Minh tự kiểm điểm, mình đã sai sót gì để bị bắt giữ? Không khó khăn gì Hồ Chí Minh nhận ra sự quá cẩn thận đã tự làm hại mình. Giá như những giấy tờ cũ để lại cả ở Lam Sơn thì có thể sẽ không bị rầy rà. Ông mang theo những giây này đề phòng ai hỏi đến còn có vật chứng, chứng nhận đã có thời kỳ làm việc công ở Vân Nam, Liễu Châu, Quế Lâm, thuộc biên chế của Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu... Nào ngờ những giây tờ này lại quay ra hại chủ. Hổ Chí Minh tự trách mình tính toán không kỹ để nên nông nỗi này. Ông nằm gối đầu lên chiếc túi lưới không tài nào ngủ được, bụng đói nhưng miệng đắng ngắt, ông bóc chiếc bánh gai nhà Từ Vĩ Tam gói cho đi ăn đường và cố nuốt” [39; Trg 293-294].
“Tên này rất già dơ, khảo đả không được, chi bằng ta cho giải lên trên. Câp cao nhất bây giờ là văn phòng Quế Lâm thuộc Uỷ ban quân sự, tra xét, vừa nhẹ người vừa được trọng thưởng. - Phải, phải! Cả bọn đổng thanh tán thưởng. Trong lúc chờ tra xét thêm và giải lên trên lĩnh thưởng, bọn Vương Chi Ngũ đưa Hồ Chí Minh vào giam trong ngục Tịnh Tây” [39; Trg 307].
Tại sao Hồ Chí Minh lại được thả về?
“Vì danh dự, vì sự thành công của cuộc kháng Nhật, cần phải thả ngay Hổ Chí Minh, lãnh tụ của lực lượng kháng Nhật Việt Nam. Tôi nhắc lại: Hổ Chí Minh là bạn của chúng ta trên mặt trận kháng Nhật mà chúng ta đang tiến hành, - Phùng Ngọc Tường nói rồi chào Tưởng Giới Thạch cung Lý Tôn Nhân về ngay. Tưởng Giới Thạch khôn ngoan nhận ra cái lợi, cái hại của việc thả Hồ Chí Minh, nên cuối cùng đã lệnh cho Đệ tứ chiến khu thả Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù để Bộ chính trị đệ tứ chiến khu xem xét và cảm hoá” [39; Trg 332].
Tại sao Hồ Chí Minh lại quyết định nhận lời tham gia tổ chức Việt Cách của Nguyễn Hải Thần?
“Bây giờ lực lượng của ta còn yếu, Biện sự xứ cũng mới được thành lập trong muôn vàn khó khăn lại bị bọn Việt Cách thúc ép, doạ dẫm. Vậy nên trong lúc này ta tham gia Việt Cách là thượng sách. Tham gia Việt Cách, lực lượng của chúng ta sẽ ngăn chặn và hạn chế bọn Nguyễn Hải Thần làm bậy, ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của Cách mạng. Ta đưa lực lượng của ta vào với số đông để dần dần lái hoạt động của Việt Cách theo con đường của chúng ta” [39; Trg 347].
Tại sao Hồ Chí Minh lại đi Trung Quốc lần thứ 2?
“Lần đi này ta có nhiều việc phải làm - ông cụ nói tiếp - trước hết qua đó để tổ chức lại bà con Việt Kiều đoàn kết đấu tranh, đóng góp sức lực, tiền của ủng hộ Cách mạng. Nắm tình hình mọi mặt để chủ động có kế hoạch và đặc
biệt là bắt tay với lực lượng quân đội Mỹ - một lực lượng thuộc phe Đồng Minh mà ta có thể tranh thủ được trong lúc này” [39; Trg 414-415].
Tất cả những sự kiện trên đều được Hoàng Quảng Uyên giải mã một cách chi tiết trong tiểu thuyết ông viết. Nó đem lại cho tác phẩm tính sinh động, sự sáng tạo, không đơn thuần phụ thuộc vào dữ kiện đã có trong quá khứ mà còn phục dựng và phát triển qua khả năng hư cấu tưởng tượng của người viết.
Quan trọng hơn, qua những sự quan sát giải mã của riêng mình, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã đóng góp thêm những cách nhìn, cách nghĩ về lịch sử, để lịch sử được hiện diện sống động trong diễn trình cộng đồng, trong đời sống văn hóa, trong số phận con người. Nó một lần nữa củng cố khẳng định rằng lịch sử chỉ có một, nhưng cách tiếp cận và sự diễn giải về lịch sử thì luôn luôn là số nhiều.