Hồ Chí Minh con người đời thường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó của Hoàng Quảng Uyên (Trang 48 - 55)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Hồ Chí Minh con người đời thường

Mùa Xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và hoạt động cách mạng tại Pác Bó (Cao Bằng), giữa núi rừng, hang đá lạnh lẽo, trong điều kiện sinh hoạt vô cùng kham khổ, thiếu thốn. Thời gian lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Cao Bằng không dài nhưng cuộc sống đời thường của Người tại đây đã khắc sâu thêm cốt cách của vị lãnh tụ vĩ đại đã hiến cả đời mình cho dân tộc.

2.3.2.1. Cuộc sống đời thường kham khổ, tiết kiệm nhưng nề nếp, khoa học

Từ ngày 08/02/1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại hang Cốc Bó, thôn Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Người sống ở đây hơn mười ngày, trong điều kiện khắc nghiệt, đêm nồm, đá chảy mồ hôi, nước nhỏ giọt thấm qua chăn. Người bị mất ngủ nhưng không hề lộ chút nào mệt mỏi. Giặc lùng sục, Người lại di chuyển lên Lũng Lạn, chỗ ngủ không ván, không chiếu, chỉ có lá cây rừng trải xuống đất để nằm.

Đồng chí Lê Quảng Ba kể lại trong hồi ký: “Sau những đêm vật lộn với mưa gió và sương lạnh, bọn thanh niên chúng tôi đã đau xương, mỏi lưng, ê ẩm khắp người. Người vẫn không phàn nàn nửa lời nhưng chắc Người đã phải chịu đựng vất vả hơn chúng tôi nhiều. Cơ quan ở cái hang sâu và kín đáo ở sườn núi mé trên, lên phải leo dốc đá vài chục thước. Cửa hang này nhỏ, luôn luôn ẩm ướt, phải bíu tay vào thành đá mới có thể chui được vào bên trong. Ngoài các

cửa ra vào, nhỏ và tối, hang còn có một cửa lớn ở phía trên cao bị cây cối um tùm che khuất. Trong hang có những phiến đá to chỉ cần xếp ít cành rồi trải lá lên là có thể ngả lưng được. Chỉ ban đêm mới vào đây ngủ, còn ban ngày vẫn ra bờ suối, chỗ bãi cỏ nhỏ trong thung lũng để làm việc và thường cũng chỉ tiếp khách ở nơi này. Ở trong hang không khí ẩm thấp, nhất là ngày mưa, nước thường nhỏ giọt theo nhũ đá xuống nền lách tách không bao giờ ngớt”.

Có đồng chí đề nghị làm mái để tránh mưa nhưng Người không đồng ý vì khi có động phải rời hang, giặc đến sẽ biết dấu vết để truy bắt. Mưa lớn, nước rỏ lênh láng vào cả chỗ nằm, Người chỉ lấy một cây que dài ghếch lên làm “máng” lựa đón giọt nước chảy ra chỗ khác.

Bữa ăn của Người rất kham khổ, ngày chỉ có hai bữa, món ăn chính là cháo bẹ, rau măng, rau rừng, cơm độn bắp. Thỉnh thoảng Người câu được con cá hay anh em mua được cân thịt lại đem kho thật mặn làm “món ăn chiến lược” để ăn dần - 1kg thịt, 1kg muối, 1 nửa kg ớt xào lên cho vào ống, đi đến đâu dùng cũng tiện. Người thường căn dặn anh em chú ý tiết kiệm, ăn uống tuyệt đối không được để thừa hoặc đổ đi. Đồng chí nào mang quà về hoặc có quà của quần chúng gửi cho, nếu có nhiều thì phải tính giảm bớt gạo. Mỗi bữa cơm, Người chỉ ăn hai bát đầy bằng miệng vì cơ quan ở bí mật, gặp nhiều khó khăn. Để ăn mừng Người dịch xong cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, bữa cơm cũng chỉ có thêm ít rau rừng và ít thịt.

Cuộc sống thiếu thốn, kham khổ lại di chuyển nhiều nơi nhưng Người luôn có ý thức rèn luyện sức khỏe. Dù trời ấm áp hay mưa lạnh đến đâu, Người đều dậy sớm leo núi, đi quyền rồi xuống suối tắm. Người chọn những quả núi cao nhất quanh vùng để leo lên với bàn chân không. Việc leo núi của Người không chỉ nhằm mục đích tập luyện mà còn để tìm hiểu địa hình để ứng phó linh hoạt nhất khi quân thù bất ngờ ập đến. Nhiều đồng chí đề nghị Người đi giày cho khỏi đau chân. Người trả lời: Tôi tập leo núi chân không cho quen vì

con đường cách mạng chông gai lắm. Sau giờ tập, Người thường tắm nước lạnh để luyện chịu đựng giá rét. Để luyện bàn tay, Người bóp tay vào hai hòn đá tròn và nhẵn như quả trứng gà.

Sống cạnh Người, ai tinh ý lắm mới biết được mỗi khi mỏi mệt là Người đứng dậy đi đi lại lại hoặc làm một việc gì đó, trừ trường hợp không đi lại được nữa, Người mới chịu nằm nghỉ. Có lần bị sốt rét, người gầy đi nhiều, nhưng Người cũng không chịu nghỉ, vẫn kiên trì leo núi cho mồ hôi vã ra.

Tuy công việc bề bộn, ngổn ngang, nhưng giờ nào việc ấy, rất có trật tự. Những thứ giá trị như máy chữ, đá in và tài liệu sách báo bí mật đều được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp. Sau mỗi buổi làm việc, Người xếp máy chữ vào một túi riêng, tài liệu thì bỏ thùng sắt đậy lại cẩn thận. Thời gian ở Pác Pó, Người thường mặc bộ quần áo Nùng màu chàm, đi giầy vải chẳng khác gì một ông cụ người địa phương.

Về vấn đề sắp xếp, tổ chức, triển khai công việc, Bác Hồ luôn luôn có kế hoạch và cần mẫn với một nghị lực phi thường. Ngay sau khi đặt chân trở về đất nước, những ngày ở Pác Bó (Cao Bằng), Bác Hồ đã bắt tay ngay vào công việc, tất cả được tổ chức một cách có nề nếp, quy củ như thể mọi thứ đã được sắp xếp như vậy từ rất lâu.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Người đã cùng lúc lo toan và thực hiện nhiều công việc quan trọng, chuẩn bị các điều kiện cho Hội nghị Trung ương, dịch tài liệu lịch sử Đảng Liên Xô, viết báo để tuyên truyền lí luận cách mạng...

Không chỉ vậy, hằng ngày, giữa bộn bề bận rộn lo toan, Bác Hồ vẫn thường hỏi han công việc, cuộc sống của bà con nhân dân trong vùng, nhắc nhở bảo ban và rèn luyện cho những cán bộ đồng chí bên cạnh mình. Tất cả đều cảm nhận ở Bác một con người nhân ái, chan hòa, yêu thương, trí tuệ và bản lĩnh.

2.3.2.2. Tinh thần lạc quan cách mạng, gần gũi với thiên nhiên, yêu lao động, yêu đồng bào, đồng chí

Ở lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc luôn ngời sáng tinh thần lạc quan cách mạng. Có thể nói không một giây phút hiểm nguy, gian khó nào làm mất đi ở Người tình yêu cuộc sống, yêu lao động, yêu con người và thiên nhiên.

Dù thường xuyên phải di chuyển nhưng ở đâu Người cũng nhắc mọi người phải tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống và bao giờ cũng tự mình làm trước. Thời kỳ ở Pác Bó không dài nhưng một vườn rau nho nhỏ đã bén rễ, có cả cà chua và ớt. Ở Khuổi Nậm, Người trồng vườn rau cải, nuôi một đàn gà. Cơ quan chuyển đi, Người vẫn nhắc trồng rau cải cho các đồng chí ở lại và cán bộ bí mật qua, nấu ăn đỡ đói. Người lo lắng, thương yêu đồng chí, đồng bào từ những điều nhỏ nhất cũng nghĩ rất xa.

Cuộc sống tuy kham khổ, thiếu thốn nhưng Người vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã thể hiện rõ điều đó:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Rõ ràng, mặc dù như chính Bác Hồ đã có lần tự nhận “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác tự cho mình không phải nhà thơ, nhưng có thể thấy sâu thẳm bên trong bản lĩnh ý chí người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh còn là một tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh luôn rung cảm trước vẻ đẹp cuộc sống, thân phận con người. Những vần thơ của Bác đa thể hiện tâm thế của một người luôn ung dung, tự tại, luôn nắm vững quy luật vận động phát triển của cuộc sống, chủ động và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

Tết đến xuân về, thấu hiểu văn hóa phong tục của đồng bào dân tộc, Bác chu đáo cẩn thận chuẩn bị giấy đỏ làm phong bao, gói tặng đồng xu cho mọi người đến chúc tết. Cô bé cán bộ trẻ lần đầu tiên phải xa nhà được Bác tặng còng gà, tặng khăn mùi xoa có hoa đỏ. Khi có dịch bệnh đậu mùa bùng phát và hoành hành ở địa phương, Bác lại giới thiệu một bài thuốc cho cán bộ của mình để đi phổ biến cho dân biết chữa bệnh.

Trong những lúc tranh thủ sắp xếp được thời gian, Bác thường ưu tiên việc xuống làng hỏi thăm đồng bào, vào rừng lấy củi, hái rau, vun trồng khoai sắn, xuống suối xách nước tưới cây với anh em cán bộ và người dân địa phương, trò chuyện với mọi người, hỏi chuyện làng xóm, gia đình, để nắm được tình cảm, nguyện vọng của bà con và thực tế cơ sở.

Chính nhờ sự ân cần quan tâm chăm lo của Bác, bà con đồng bào dân tộc trong vùng ai cũng tin cậy, thương yêu con người tài năng ý chí mà bình dị, gần gũi, vì dân, gần gũi với dân làng.

Không chỉ với đồng bào, dân làng, Bác Hồ còn luôn chăm lo cho độingũ cán bộ, anh em đồng chí của mình. Bác quan niệm không nên để xảy ra những việc vì mình mà làm ảnh hưởng đến người khác.

Chính vì vậy, ngay cả việc rất bình thường là có đồng chí cán bộ muốn mua gạo nấu riêng để chăm sóc sức khỏe đảm bảo cho Bác cũng không được Bác đồng ý. Có món ăn gì ngon, Bác không bao giờ quên để phần gửi những người đi vắng. Đến cả việc gác, Bác cũng yêu cầu phải xếp lịch cho Bác được tham gia như tất cả mọi người.

Tất cả những việc làm từ nhỏ đến lớn, từ lời nói đến việc làm, lúc thổi cơm, ngồi câu cá, hay khi tắm suối, ngủ rừng, ngồi quanh bếp lửa khuya trò chuyện, Bác Hồ luôn thể hiện sự ung dung, điềm đàm, thân mật, gần gũi, không phân biệt với cán bộ đồng chí cấp dưới, chan hòa với tất cả mọi người.

“Ông cụ rút trong túi ra một quyển vở nhỏ đưa cho Trưng. Trưng cảm động nhận lây. Ông Cụ dứt khoát quay đi, bước nhanh.Trưng đứng nguyên trên đỉnh dôc ấp quyển vở trước ngực, nhìn theo đoàn người khuât dần sau lùm cây. Cô giơ quyến vở ra trước mặt, đọc trang bìa có dòng chữ: Phép dùng binh của ông Tôn Tử và 4 câu thơ: Vở này ta tặng cháu yêu ta/ Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là/ Mong cháu ra công mà học tập/ Mai sau cháu giúp nước non nhà. Mắt cô nhoè đi. Vui sướng” [39‟ Trg 405].

Tiểu kết chƣơng 2

Với việc soi chiếu lại nhiều cột mốc lớn, quan sát và giải mã nhiều sự kiện quan trọng, cùng việc khắc họa các nhân vật lịch sử đặc biệt trong đó là hình tượng nhân vật trung tâm Hồ Chí Minh, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã thể hiện cảm thức lịch sử của một người vừa trân trọng quá khứ, vừa có góc nhìn riêng của hôm nay.

Qua tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó”, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã thể hiện sự công phu khi đưa ra cái nhìn vừa bao quát vừa chi tiết về diễn tiến lịch sử qua các sự kiện có ý nghĩa quan trọng; khám phá, hình dung, phục dựng, sáng tạo để xây dựng trong tác phẩm của mình những nhân vật lịch sử, nổi bật nhất là hình tượng nhân vật Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định, nhà văn đã dựa trên nền lịch sử để viết tiểu thuyết, và bằng tiểu thuyết để thể hiện cảm thức lịch sử của mình.

Chƣơng 3

MỘT SỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC LỊCH SỬ

TRONG “MẶT TRỜI PÁC BÓ” CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó của Hoàng Quảng Uyên (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)