Hồ Chí Minh vị lãnh tụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó của Hoàng Quảng Uyên (Trang 43 - 48)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Hồ Chí Minh vị lãnh tụ

Người mà nhân dân cả nước yêu quý, kính trọng và biết ơn chính là Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Người đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 người đã xuống tàu buôn của Pháp với hai bàn tay trắng làm rất nhiều việc nặng nhọc. Nhưng cũng bởi tình yêu nước, ý chí và lòng quyết tâm Bác đã không từ bỏ mà đến với nước Pháp xa xôi đã tìm đến với những con người cùng khổ tham gia Đảng cộng sản Pháp.

Đối diện những thử thách chông gai nơi xa xứ giữa đất khách quê người, Bác Hồ đã vượt qua biết bao gian khó nhọc nằn, để rồi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra được con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam.

Khi được trở về với đất mẹ tổ quốc vào năm 1941, khoảnh khắc thiêng liêng ấy khiến Người không khỏi rưng rưng cảm động, cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương, nghĩa đồng bào, hương vị quê nhà. “Mốc 108 là một phiến đá được đục, đẽo thành hình khối, cao gần một mét, rộng nửa mét, dày chừng 30 phân, mặt trước có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Mốc được dựng từ một hiệp ước Triều đình Mãn Thanh ký với đế quốc Pháp, trải mưa, gió cột mốc đã ngả màu xám, chữ mờ đi. Khi Lê Quảng Ba chỉ tay về phía cây mạy Rây (cây si) cành lá sum suê như cây cổ thụ bên đường, reo lên “Đất Việt Nam đây rồi” thì ông cụ cao tuổi nhầt trong đoàn vượt lên trước, bước đến bên cột mốc, đặt nhẹ bàn chân lên đất mẹ rồi chợt lặng đi, thời gian như ngừng trôi” [39; Trg 12].

Với cái nhìn tinh tường và nhạy cảm của một lãnh tụ cách mạng, Bác không khỏi ưu tư: “Ông cụ hơi cúi người, đưa tay sờ lên hàng chữ trên cột đá, đọc kỹ từng chữ, đôi mắt Cụ trĩu buồn. Trên cột mốc không hề có một chữ Việt! Đất Việt mà không phải của người Việt! Hai chữ Việt Nam đã không còn trên bản đồ thế giới lâu lắm rồi” [39; Trg 12].

Những ngày tháng nhục nhã tù đày trong nhà lao của quân đội Tưởng Giới Thạch, người chiến sĩ cộng sản kiên trung Hồ Chí Minh càng chứng tỏ bản lĩnh, khí phách, đồng thời thể hiện tâm thế ung dung tự tại và tâm hồn của một nhà thơ cách mạng: “Cũng có đêm thu trăng sáng, hăng treo ngang cửa sổ, hăng như nhòm qua khe cửa để ngắm nhà thơ. Cảnh đẹp đêm trăng thật khó hững hờ. Nhà thơ, người tù lặng ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, nhớ bạn, nhớ quê, nhớ những đêm hăng sáng mà cám cảnh thân phận người tù mà mình bất đắc dĩ phải đóng. Nghĩ về đoạn đường mà mình đã trải qua từ Pà Mông về đến Túc Vinh - thật là non cao và núi hiểm thì vượt được nào ngờ đường phang lại khó qua, bị bắt đem bỏ ngục. Việc đời xử thế thật khó khăn và trớ trêu! Trong tình cảnh này, Hồ Chí Minh tự nhủ mình phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ - tấn công, phòng thủ không được sơ hở. Giành chiến thắng trở về với quê hương, Đất nước. Về với Cách mạng” [39; Trg 310].

Càng trong hoàn cảnh đó, người con của dân tộc Việt Nam anh hùng lại càng nhớ nước thương dân, hướng về đồng bào quốc dân của mình: “Tết Song thập Hồ Chí Minh bị giải đi Thiên Bảo. Quãng đường từ Tịnh Tây về Thiên Bảo dài hơn năm mươi cây số đi bộ. Mồ hôi, sương lạnh ướt hết mũ áo, giầy rách toạc. Đường đi hết núi này lại tiêp núi khác. Khi vượt các lóp núi lên đên đỉnh cao, muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt. Người tù thấy vui vì được hoà vào thiên nhiên, đi trên những con đường dọc biên giới, gặp nhiều cảnh giống cảnh quê nhà, cũng núi non, cũng những núi đá, những căn nhà đơn sơ nép dưới chân núi. Cứ đi mải miết như thế, người tù lê bước trên đường, trên

đầu chòm mây lẻ trôi chầm chậm cũng cô đơn như người tù. Chiều dần buông, phía rừng xa những con chim bay về tìm chốn ngủ giữa rừng cây ven đường, khói lam chiều vẩn trên mái nhà chợt thâp thoáng bóng cô sơn nữ ngồi xay ngô. Hình ảnh cô sơn nữ xay ngô đồng hiện cùng những thiếu nữ người Tày người Nùng ở Cao Bằng quê nhà, ấy là cô con dâu nhà Mã Văn Hản ở Lam Sơn (Hoà An). Cô em gái của Dương Mạc Thạch (Minh Tâm - Nguyên Bình) hay xa hơn là người con gái ở thôn Nặm Quang năm 1940. Tâ't cả trở về trong quá khứ và hiện tại, một hiện thực đẹp như một bức tranh chân dung: Cô em xóm núi xay ngô tối/ Ngô xay xong lò than đã đỏ hồng. Hình ảnh cô sơn nữ xay ngô theo mãi Hồ Chí Minh suốt đường đi. Đến nhà ngục Thiên Bảo, đêm đã muộn. Ăn đói, không có chỗ ngủ - đêm phải ngồi trên cầu tiêu, đợi trời sáng” [39; Trg 312].

Trở về nước và iếp tục dấn thân, hết lòng hết sức dành trọn tâm nguyện cho cách mạng, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng dân tộc Việt Nam vượt qua những chặng chông gai nhất, đưa đất nước đi đến tự do độc lập hạnh phúc.

“Ông cụ già đi, xác xơ so vói ngày chia tay ở bến sông sie Lao. Sự tàn bạo, khổ ải của nhà tù Tưởng Giới Thạch đã quăng quật và rnuôh nghiên nát lãnh tụ Cách mạng Việt Nam, nhưng ông cụ vẫn kiên cường, mưu trí đứng vững và chiến thắng trở về. Trở về với sự kiên định, rắn rỏi và với một niềm tin chiến thắng, hiện trong đôi mắt sáng. Sau giây phút xúc động, hai người nói những lời thương cảm, xót xa trong 2 năm ông cụ bị tù đầy. Ông cụ khoát tay, giọng nhẹ nhàng nhưng không kém xúc động” [39; Trg 374].

Xứng đáng với vai trò lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh là người dẫn dắt, đưa đường, ra quyết định, đồng thời còn giải thích, truyền cảm hứng đấu tranh cách mạng cho anh em cán bộ đồng chí của mình: “- Bây giờ - Ông cụ nói chậm, rõ từng lời - Thời kỳ cách mạng hoà bình đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân

khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì địch sẽ tập trung đối phó, cuộc đâu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay, chính trị trọng hơn quân sự. Phải tìm ra hình thức thích hợp thì mới có thể đây phong trào tiên lên. Nếu phát động đấu tranh mà mỗi khi địch đến nhân dân phải tản cư cả vào rừng thì gặp rất nhiều khó khăn. Phải làm sao cứ hành động vũ trang mà dân ở đâu cứ ở đây sản xuất, chỉ cần tăng cường canh gác, đề phòng không để địch bắt hại những người hoạt động. Ông Cụ nói đên đây mọi nghi hoặc, mọi âm ức do chưa thông, do nóng lòng khởi nghĩa ngay vụt tan biến trong lòng những người cộng sự trẻ nhiệt tình tràn đầy, họ nhìn Ông Cụ, nhìn lãnh tụ cách mạng đầy tin tưởng, biết ơn” [39; Trg 382].

Không chỉ ra những quyết sách chính trị, quân sự kịp thời và đúng đắn, Bác Hồ còn là một người có biệt tài thuyết phục đối phương, khẳng định tầm vóc một nhà ngoại giao xuất sắc: “Cuộc gặp ngắn đã để lại cho Phen ấn tượng về một ông già với vẻ điềm tĩnh như đức Phật và vẻ trầm mặc thâu hiểu như một hiền triết. Rõ ràng, Hồ Chí Minh hiện dần trong mắt Phen là một bậc thầy ngoại giao” [39; Trg 422].

Nắm thời cơ và chuẩn bị đầy đủ lực lượng, quần chúng, Bác chỉ đạo đứng lên giành chủ quyền độc lập dân tộc: “Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là - ông cụ kết luận phiên họp - tiến nhanh về miền xuôi xây dựng vững chắc khu giải phóng mới giành được làm cơ sở và lực lượng chính trong cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang. Bằng mọi giá, chúng ta phải thiết lập được chính quyền trước khi phát xít Nhật ở Đông Dương đầu hàng Đổng Minh. Chúng ta phải có một chính phủ lâm thời đảm nhận vai trò lãnh đạo và điều hành đất nước, chúng ta phải có Quốc kỳ mới” [39; Trg 442].

“Đêm dần trôi trong tĩnh lặng, ánh trăng soi qua tán lá cây vải ánh vàng. Những giấc mơ đẹp của ngày giải phóng. Cờ đỏ tung bay trên khắp mọi miền

Tổ quốc. Gần lắm. Ngày mai” [39; Trg 451]. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người dẫn dắt chính phủ và quốc dân đồng bào vượt qua những ngày tháng đầy tiên sau độc lập còn non trẻ và đầy thử thách. Người lãnh đạo thành công hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trường kỳ, gian khổ nhưng đã giành thắng lợi vẻ vang.

Bên trong vị lãnh tụ cách mạng hi sinh tất thảy bản thân để vì đại cuộc chung đó, chúng ta vẫn thấy có một con người với những tâm tình sâu lắng, thâm trầm, điềm đạm, một tâm hồn thi sĩ thăng hoa. Trong khi bận rộn với công việc cách mạng, kháng chiến, Bác Hồ vẫn viết những bài thơ ấn tượng như: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng, Tức cảnh Pác Bó… Có lẽ, thơ ca đã khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh ý chí, bồi đắp về tâm hồn để Người vượt qua những ngày tháng khó khăn nguy hiểm và gian lao.

“Đến con đường mòn rẽ lên núi ở phía tay phải, bước lên trên một mô đá cao. Từ đây, nhìn được cả một vùng điệp trùng núi, điệp trùng mây. Tứ thơ chợt đến trong cảnh sắc đất trời vào tiết Vũ thuỷ. Cơn mưa tẩy sạch bụi trần, ông Ké ngâm giọng sang sảng:

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thênh mới gọi là Đây suôi Lênin, kia núi Mác

Hai tay gây dựng một sơn hà” [39; Trg 70].

Như vậy, có thể nói, không những là một lãnh tụ tài ba, nhà quân sự chiến lược, Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời Người không chỉ là cuộc đời của một chiến sĩ mà còn là một thi sĩ. Với bài báo “Những Người cùng khổ” như một ngòi nổ, vạch trần bộ mặt giả dối, tội ác của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn

của dân tộc Việt Nam với những tập thơ “Nhật ký trong tù”, “Cảnh khuya”, “Đi thuyền sông Đáy”,… với hai bản luận cương chính trị nổi tiếng là “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Tuyên ngôn độc lập”. Bác Hồ có được kiến văn và sâu rộng và vốn ngôn ngữ tài năng như vậy cũng là nhờ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó của Hoàng Quảng Uyên (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)