Không gian lịch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó của Hoàng Quảng Uyên (Trang 62)

8. Cấu trúc đề tài

3.2. Không gian lịch sử

Trước tiên ta đi vào cắt nghĩa lý giải “mô tả”, đây là một chủ đề đáng xem xét vì giải thích và mô tả mang ý nghĩa tương tự. Trong một số trường hợp, hai khái niệm “giải thích” và “mô tả” được sử dụng tương đồng về ngữ nghĩa, nhưng thực tế thì giữa chúng có sự khác biệt.

Động từ “mô tả” nhằm nói về việc làm sáng tỏ chi tiết, các điểm hoặc đặc điểm nổi bật của một sự kiện hoặc một tình tiết và những thứ tương tự. Trong khi đó, động từ “giải thích” nhằm nói về việc đi vào làm sáng tỏ các tính năng.

Tiếp theo, trong vấn đề này, cần làm rõ và thống nhất về khái niệm “lịch sử”. Thuật ngữ “lịch sử” mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, có thể tổng kết hai nghĩa chủ yếu.

Thứ nhất, xét trên phương diện bản thể luận, lịch sử là bản thân sự việc đã xảy ra trong quá khứ một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và tuân theo những quy luật tất yếu.

Thứ hai, xét trên phương diện nhận thức luận, lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những hình dung, những ý niệm mang tính xã hội về quá khứ. Nhận thức luận - nhận thức lịch sử được hình thành trong quá trình nghiên cứu lịch sử.

Với đặc thù là một nhu cầu nhận thức tổng hợp mọi hiểu biết, hình dung của xã hội nói chung, của các nhóm xã hội nói riêng về quá khứ của mình và của toàn thể nhân loại, “nhận thức lịch sử” là một hoạt động phức tạp, đem lại những hiểu biết về quá trình lịch sử trong quá khứ, giải thích tính phong phú, đa dạng của quá trình này, lấy đó làm cơ sở để phát hiện những quy luật của xã hội.

Những nhận thức lịch sử nhất định về nguồn gốc, về những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc và đất nước mình; về mối liên hệ, sự tương quan của lịch sử dân tộc với lịch sử những dân tộc khác và với lịch sử nhân loại chính là phương tiện quan trọng để mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trên cơ sở nhận thức lịch sử, nhận thức về vị trí của mình trong tiến trình lịch sử toàn nhân loại.

Trong quá trình nhận thức lịch sử, có những mối quan hệ đặc biệt giữa chủ thể và khách thể. Khi tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nhận định về một vấn đề lịch sử, mỗi người lại đặt vào đó sự hình dung, tưởng tượng, phân tích của mình, chính vì vậy, mặc dù cùng một sự kiện, một hiện tượng, mỗi người có thể đưa ra những cách nhìn của riêng mình. Đây cũng chính là vấn đề then chốt để mở ra con đường và thế giới sáng tạo cho các nhà văn khi viết về đề tài lịch sử.

Cụ thể trong tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó”, nghệ thuật mô tả các sự kiện lịch sử qua việc tạo lập một không gian lịch sử đặc thù được tác giả tái hiện qua nhiều sự kiện.

Khi Bác Hồ bắt đầu trở về nước, không gian cảnh sắc cũng như bừng nở sức sống mới cùng những hi vọng tươi sáng về tương lai, khi nhà văn tái hiện: “Nắng tràn trên cánh rừng đại ngàn Cốc Bó, trải màu vàng tươi trên những cánh hoa muôn sắc lung linh. Những cành lá mạy Báng, mạy Mạ, Cáp tao... lóng lánh đung đưa. Tiếng con chim Cáng lò gọi bạn tình chìm trong nồng nàn xuân. Dưới tán rừng xanh, dòng nước trong chảy từ đầu nguồn, len lỏi qua khe đá. Róc rách reo vui. Hơi nước bốc lên đọng lại trên ngọn cỏ, lá cây bên bờ suối. Ấm ướt, lành lạnh” [39; Trg 5].

Để khắc sâu tình nghĩa và sự đùm bọc của bà con đồng bào với Bác Hồ cũng như cách mạng, nhà văn đã dựng lên một không khí đượm tình người: “Trời lạnh. Nhiều gió. Gió luồn qua khe vách làm ngọn lửa đèn dầu lật phật nhảy múa. Cơm xong, Máy Nì bung ra chậu nước nóng cho ông Ké rửa mặt. Chờ ông Ké rửa mặt xong, Máy Nì lại bưng ra một chậu nước nóng khác để ông Ké rửa và ngâm chân trước lúc đi ngủ. Chiếc chậu rửa chân to và nông hơn chậu rửa mặt. Nước bốc khói toả hương lá bưởi, lẫn mùi gừng hăng hăng. Ông Máy Nì cầm từ gian bếp ra một chiếc bát nhỏ ám khói, bên trong đựng một ít muối ăn cũng ám khói, ngả màu vàng xỉn” [39; Trg 19].

Khi Bác Hồ và Trung ương Đảng về Pác Bó, một tương lai mới của lịch sử dân tộc đang chuẩn bị được mở ra, những ngày mới sáng tươi đang chờ đợi: “Gần về sáng, sương rơi nặng hạt, tiếng lục pục của những hạt sương rơi trên lá bon rừng ngay phía sau nhà, rất gần như tiêng nhạc dẫn dụ ông Máy Nì chìm dần vào giấc ngủ muộn. Trong giấc mơ, ông thấy ánh mặt trời nóng ẵm, chói loà trên đỉnh Pò Vẩn, soi sáng con đường mòn từ cột mốc 108 dẫn xuống đầu nguồn Cốc Bó, sợi rọi con đường từ đầu nguồn lên nhà ông. Ánh sáng tụ thành

một mặt trời đỏ lựng nhưng nhìn không hề chói mắt. Vầng mặt trời đỏ lúc ở trên nóc nhà, lúc như treo trên ngọn cây cao, một mặt trời mà ông chưa từng thây bao giờ, gần lắm mà ông không thể với tới” [39; Trg 22].

Thời gian 1941 - 1945 Bác Hồ ở Pác Bó thì không gian lúc đó là không gian của miền núi, vùng núi cao phía Bắc con người, phong tục cũng rất đậm nét. Đây là không gian, không khí trong hang nơi sống và làm việc: “Đêm sập xuống rất nhanh. Bóng tối trùm khắp hang. Ông Máy Nì đem từ nhà ra một chiếc đèn dầu mác Lại (dầu quả lai) thắp lên, nhưng ánh sáng chỉ tỏa ra mờ mờ. Trịnh Đông Hải và Phùng Chí Kiên đã trữ sẵn một ít củi từ chiều bèn xoè diêm nhóm lửa. Một lúc sau lửa bén, ngọn lửa to dần nhưng củi chưa khô hẳn nên liên tục nổ lép bép và khói bốc lên, quẩn trong hang. Hoàng Văn Lộc dọn bữa cơm tối đơn giản nhưng mọi người ăn cảm thây rất ngon vì đã có một chỗ ở mới ưng ý” [39; Trg 38].

Nơi Bác Hồ và đồng chí cán bộ làm việc, thay vì trang trọng uy nghiêm cao vời để tương xứng với công việc lớn lao Người đảm trách, thì nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng nó như một không gian vô cùng tự nhiên gần gũi: “Trời âm dần. Mưa lâm thâm. Nước suối đầy lên. Cây côi bên suối nảy lá non. Ngày lại ngày ông Ké ngồi bên bàn đá dưới gôc si già, tập trung sức lực và thời gian hoàn thiện những bài giảng biên soạn tại Nặm Quang cùng Lâm Bá Kiệt, Dương Hoài Nam, Phùng Chí Kiên thành một tài liệu huấn luyện mang tên Con đường giải phóng, chuẩn bị nội dung, kế hoạch nhân sự cho hội nghị Việt Nam giải phóng đồng minh hội tổ chức nay mai ở Tịnh Tây (Trung Quốc)” [39; Trg 63].

Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác còn là một nhà thơ của dân tộc. Những tác phẩm mà người để lại cho kho tàng văn học dân tộc tuy không cầu kì, chau chuốt nhưng đều là những viên dạ minh châu không thể thay thế, là niềm tự hào của nước nhà.

Một trong số những bài thơ như thế là “Tức cảnh Pác Bó” được viết vào tháng 2 năm 1941, tại hang Pác Bó (Cao Bằng), khi Người trở về Việt Nam hoạt động và làm việc sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Đến với bài thơ, ta đã nhận thấy một sự vô tư từ ngay trong cách diễn đạt: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Nhịp thơ 3/3 với dấu phẩy ở giữa dòng chia câu thơ làm hai vế cân xứng như là một lời kể tự nhiên về nhịp sống thường ngày của Bác nơi núi rừng Pác Bó.

Hoạt động và sinh sống ở nước ngoài nhiều năm, Bác vốn đã quen với một nếp sống có kỉ luật, ở tại hang Pác Bó cũng vậy, Bác sinh hoạt và làm việc điều độ theo thời gian phân bố. Sáng thì ra suối, để sinh hoạt, để làm việc rồi đến tối trở về hang để nghỉ ngơi.

Bác sinh hoạt có nề nếp và đồng thời ăn uống cũng đạm bạc: “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”. Hai từ “sẵn sàng” thốt lên nghe thì có vẻ như gợi ra một sự đủ đầy, muốn là có ngay mà không hề thiếu thốn một điều gì. Nhưng thực chất, bữa cơm hàng ngày của người chỉ có bẹ chuối và măng rừng, những thức rất đỗi là giản dị, nếu không muốn gọi là kham khổ.

Ở nơi núi rừng Pác Bó này không thể tìm đâu ra một thứ gì tốt hơn là cháo bẹ, là rau măng, điều này đã chứng tỏ Bác đang phải làm việc và sinh hoạt trong một hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, ăn uống chỉ có thể gọi là đủ no. Nhưng những khó khăn ấy lại được Hồ Chủ tịch thốt lên bằng giọng nhẹ nhàng sảng khoái chứng tỏ, Bác đối với những khó khăn vật chất tầm thường đều không coi là quan trọng.

Đối với Bác, việc quan trọng nhất lúc này là dân, là nước, là đánh đuổi quân xâm lược: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng quay về nước, Bác Hồ vẫn ngày ngày tiếp tục con đường tìm ánh sánh cho dân tộc. Trong cái lạnh của núi rừng, trong sự thiếu thốn của vật

chất, trên một chiếc bàn đá không mấy chắc chắn, Người đang tỉ mẩn dịch lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô làm tài liệu cho các chiến sĩ cách mạng học tập.

Hai hình ảnh đối lập, một bên là chiếc bàn đá “chông chênh” bấp bênh, không chắc chắn với một bên là công việc trọng đại mà Bác đang làm: mở đường cho tri thức cách mạng đến với những người chiến sĩ cách mạng. Điều này càng làm nổi bật lên sự thiếu thốn trong hoàn cảnh sống và làm việc của Bác đòng thời nổi bật được trọng trách to lớn mà Bác đang gồng gánh trên vai.

Sau bao nhiêu những những khó khăn về vật chất, những điều quan trọng phải làm, Bác Hồ đã kết thúc bài thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Chỉ một từ “sang” làm cho tư tưởng bài thơ vụt sáng.

Phải chăng người đọc thắc mắc vì sao Bác gọi cuộc đời cách mạng gian khổ là “sang”. Cái sang ở đây không phải là cái sang về vật chất mà mà giàu có về rất nhiều điều khác.

“Sang” là ở một cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, tuy không xa hoa nhưng giản dị, hòa hợp với thiên nhiên khiến cho tâm hồn tươi tắn thanh thản. “Sang” ở đây là một tấm lòng hạnh phúc khi được hoạt động và làm việc vì nhân dân, vì đất nước, làm công việc có ý nghĩa cho cuộc đời. “Sang” ở đây là tuy thiếu về vật chất nhưng tinh thần thì luôn tràn trề đủ đầy một niềm lạc quan vào ngày giải phóng dân tộc đang dần tới.

Với lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng thơ sảng khoái mang đầy tinh thần lạc quan, Hồ Chủ tịch đã cho ta thấy cái “thú lâm tuyền” của Người nhưng không phải là cái thú vui của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm năm xưa “lánh đục về trong” mà là sự tạo nhã, hòa hợp với thiên nhiên ngay trong cuộc đời người lính.

Ở Hồ Chí Minh, niềm vui hòa hợp với thiên nhiên vẫn gắn với cuộc đời cách mạng, cuộc đời hoạt động sôi nổi không ngừng nghỉ vì dân vì nước. Bài

thơ là sự diễn tả những hoạt động thường nhật của Bác Hồ trong những ngày hoạt động ách mạng ở hang Pác Bó, Cao Bằng.

Hình ảnh ông đến nhà ông Mái Lì ở đêm đó ông được ngâm chân trong chậu nước muối mà muối ở cái thời điểm đó rất quý.

Trong tiểu thuyết Hoàng Quảng Uyên không thống kê các sự kiện tuy nhiên ông dựng lại lịch sử dựa trên các mốc sự kiện tiêu biểu kể đến với sự kiện Bác Hồ đến cột mốc 108 ngày 28 tháng 01 năm 1941. Sự kiện ấy mốc lịch sử ấy không thể thay đổi được, nhưng quan trọng là dưới con mắt và trong suy nghĩ của mình, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã dựng lại giây phút ấy rất chân thực và cụ thể: Bác lúc đó nghĩ gì? Quang cảnh như thế nào ? Xúc động ra sao ở khoảnh khắc đó?

Có nhiều nhà văn nhà thơ viết về Bác Hồ, những một trong những tác giả viết thành công và ấn tượng nhất về Bác là nhà thơ Chế Lan Viên, với hướng đi riêng khi làm sâu sắc các khía cạnh về vẻ đẹp nội tâm, tầm vóc tư tưởng của Người. Về sự kiện Bác Hồ trở về đất mẹ tổ quốc, Chế Lan Viên viết:

“Phút kính cẩn hai tay nâng lấy đất Ba mươi năm đất ấy ở trong hồn Nay xương thịt nay hình hài trước mặt Bác lặng nhìn và cúi ghé môi hôn...”

Một tác giả nữa cũng có những tác phẩm đặc biệt xuất sắc về hình tượng Bác Hồ - đó là nhà thơ Tố Hữu. Trong nhiều bài thơ của Tố Hữu, hình ảnh Bác Hồ hiện lên vừa lộng lẫy kì vĩ vừa dung dị xúc động. Về sự kiện Bác trở về nước sau 30 năm trời lênh đênh xa xứ, Tố Hữu viết:

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về, im lặng, con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”

Riêng với nhà văn Hoàng Quảng Uyên, tác giả đã dựng lại thời khắc đặc biệt ấy - thời khắc Bác cúi đầu sờ tay vào cột mốc thân thương. Cột mốc không có một chữ Việt Nam nào mà chỉ có chữ Pháp và bên kia là chữ Trung Quốc, và Bác cảm thấy nỗi đau mất nước ông cảm thấy nỗi đau xót xa biết bao nhiêu dân tộc mình đã mất ở trên bản đồ lâu lắm rồi nhiệm vụ giành lại đất nước lại càng sâu sắc cấp thiết hơn bao giờ hết.

“Khi Lê Quảng Ba chỉ tay về phía cây mạy Rây (cây si) cành lá sum suê như cây cổ thụ bên đường, reo lên “Đất Việt Nam đây rồi” thì ông cụ cao tuổi nhất trong đoàn vượt lên trước, bước đến bên cột mốc, đặt nhẹ bàn chân lên đất mẹ rồi chợt lặng đi, thời gian như ngừng trôi. Ông cụ hơi cúi người, đưa tay sờ lên hàng chữ trên cột đá, đọc kỹ từng chữ, đôi mắt Cụ trĩu buồn. Trên cột mốc không hề có một chữ Việt! Đất Việt mà không phải của người Việt! Hai chữ Việt Nam đã không còn trên bản đồ thế giới lâu lắm rồi. Nỗi đau, nỗi nhục nào lớn hơn? Mọi người đứng liền sát ông Cụ dường như cũng đã cảm được nỗi buồn từ ánh mắt, từ cử chỉ của ông Cụ. Sợ không khí có thể trở nên nặng nề, ông Cụ đứng thẳng người, đưa mắt nhìn xung quanh rồi nhìn về phía xa xa. Ánh mắt sáng trong của cụ trùm lên núi non hùng vĩ của Tổ quốc thân yêu. Mặt trời đã tròn bóng, những làn gió nhẹ thổi về làm rung rung chòm râu thưa. Khí thiêng đất trời, sông núi như thâm vào từng li ti huyết quản làm cho ông Cụ phấn chấn” [39; Trg 12-13].

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên mô tả dựng lại dựa trên cột mốc và những sự kiện lịch sử một cách sát thực và ông biến những sự kiện ấy trở lên sinh

động hấp dẫn và đầy nôi cuốn người đọc từ chương này cho tới các chương khác bằng những thủ pháp xây dựng nhân vật điển hình, sâu sắc...

Để có những trang văn như thế, tác giả đã cảm nhận rất sâu sắc tâm thế, tinh thần, bản lĩnh, ý chí của vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, đặt trong những bối cảnh, không gian cụ thể của lịch sử.

3.3. Cách thức hƣ cấu lịch sử

Như nhà văn Alexandre Dumas đã nói, lịch sử chỉ là cái đinh để tác giả treo bức tranh của mình. Mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu trong tác phẩm văn chương viết về lịch sử từ lâu vẫn luôn là một vấn đề “gai góc” được nhiều người viết, người đọc quan tâm, tranh luận.

Tiểu thuyết viết về lịch sử dễ bị nhìn nhận như là một cách tìm về cái cũ nhưng kì thực lại chính là đang mở ra một con đường mới. Nhiều người, cả bạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm thức lịch sử trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó của Hoàng Quảng Uyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)