8. Cấu trúc đề tài
2.2. Cảm thức về các nhân vật lịch sử
Hoàng Quảng Uyên cung cấp một cái nhìn mới, một góc quan sát mới về phía các nhân vật lịch sử. Ông không giải thiêng các nhân vật lịch sử mà cố gắng đời thường hóa nhân vật lịch sử như một cách thức đề cao sự vĩ đại của các nhân vật đó. Một số nhân vật lịch sử mà ông đề cập tới trong “Mặt trời Pác Bó” tiêu biểu là Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên.
Thứ nhất: Nhân vật Lê Quảng Ba
Đàm Văn Mông hay chính là thiếu tướng Lê Quảng Ba (1915 - 1988), người Tày, sinh tại xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ông giữ nhiều nhiệm vụ: Khu trưởng Khu Hà Nội ,Tư lệnh vượt Thập Vạn Đại Sơn giúp Hồng quân Trung Quốc tiêu diệt quân Quốc Dân đảng giải phóng đất nước và thành lập nước CHND Trung Hoa, Đại đoàn trưởng đầu tiên Đại đoàn 316.
Năm 1960, ông chuyển ngành, làm Trưởng ban Ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Nông nghiệp Trung ương, Ủy viên BCH TƯ Đảng khóa III (1960), đại biểu Quốc hội từ khóa II (1960) đến khóa VI (1976)... Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Trong hồi ký của mình, Lê Quảng Ba đã xúc động kể lại câu chuyện về những năm tháng được làm việc bên cạnh Bác Hồ: “Đứng cạnh Bác trên cái mốc biên giới đã quen biết ấy, nghĩ tới quê hương thân thiết ruột rà, tôi cảm thấy mình vô cùng gần gũi Bác như đứa con yêu quý ở bên cha, như người chiến sĩ đứng sau lá cờ người tổng chỉ huy sẵn sàng nhận lấy nhiệm vụ khó khăn nhất”.
Cách miêu tả, kể chuyện của nhà văn vừa mềm mại tự nhiên giàu hình ảnh, lại vừa chứa đựng nhiều thông tin dữ liệu: Cuối năm 1940 đầu năm 1941, trong khi các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng ở lại tổ chức lớp huấn luyện chính trị tại Tĩnh Tây - Trung Quốc, thì Lê Quảng Ba dẫn đường đưa Bác Hồ và một số đồng chí trong đoàn về nước theo hướng Cao Bằng.
Bác Hồ mặc bộ quần áo chàm người Nùng, cầm một cây gậy nhỏ, chân bước mau lẹ, dẻo dai. Vừa đi đường vừa nói chuyện, quãng đường như ngắn lại… Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu rung rinh trong nắng. Lê Quảng Ba đã nhận ra cây mậy rẫy (cây si) sum suê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108.
Trên mảnh đất thiêng liêng Tổ quốc, Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về ở tạm nhà của gia đình ông Máy Lì (tức Lý Quốc Súng). Đến trưa đoàn tới nơi. Bác ngồi uống nước, trò chuyện thân mật với ông Máy Lì như một người nhà vừa đi xa về. Chợt Bác quay sang đồng chí Lê Quảng Ba nói nhỏ: Ta nhiều người nên ở trong núi thôi.
“Đi dịch về bên tay trái theo hướng từ hang xuống Quảng Ba dẫn ông Ké đến một vũng nước rộng, có những vòm lá cao, ngả tán giao nhau, che phủ một đoạn suối trong vắt. Ông Ké ngước nhìn những tia sáng lọt qua vòm lá, toả sáng trên mặt nước, soi rõ từng hòn đá dưới lòng suối, từng đàn cá vô tư lượn đi lượn lại quanh khe đá phủ rêu xanh” [39; Trg 47].
Lê Quảng Ba hiểu rằng, trong thâm tâm mình, Bác thương gia đình ông Máy Lì, không muốn gia đình ông phải ở chật chội. Không giữ được đoàn ở lại nhà mình, ông Máy Lì dẫn đoàn đi về phía hang núi. Leo lên một đoạn đá lởm chởm thì mọi người đến cửa hang. Hang này ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới. Người ta gọi đó là hang Cốc Bó tức hang Đầu nguồn. Bác bằng lòng ở tạm đây.
Đang trưa, nắng xuân. Nắng lọt qua các kẽ lá lọt vào hang. Một cái hang nhỏ nhưng đủ chỗ ở cho mấy người. Gần kề vách hang trong nổi lên một tháp đá thiên nhiên cao vượt đầu người; nước mưa bao năm đã mài gọt phần ngọn tháp trở thành một nhũ đá trắng. Ít hôm sau Nguyễn Ái Quốc đã tạc nhũ đá này thành tượng đặt tên Các Mác.
Một trong những câu chuyện đặc biệt gây ấn tượng là cuộc “đấu rượu, đấu súng” của Lê Quảng Ba với trùm thổ phỉ, nửa thực nửa ảo với những chi tiết hấp dẫn.
“Quảng Ba tiến ra gần mây mô đá phẳng, xuống tân, tung mạnh chiếc đòn gánh lên cao, ngửa mặt hứng, khi chiếc đòn từ trên cao lao xuống, sắp cắm vào mặt mới giơ tay bắt lây rồi vung lên múa tít, phủ quanh người, đỡ phải, gạt trái cứ vun vút, vun vút. Anh múa mải mê như quên tất cả xung quanh” [39; Trg 25].
Vắng bóng người xưa nhưng những câu chuyện dệt thành huyền thoại của họ như dòng nước suối Lênin vẫn rì rầm kể. Lê Quảng Ba còn là người
chịu trách nhiệm nơi ăn, chốn ở, nơi họp và bảo vệ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII. Ông cũng là Đội trưởng Đội du kích Pác Bó, một hổ tướng trấn giữ vùng căn cứ cách mạng.
Thời gian đó, Hà Quảng thường xuyên bị bọn phỉ cướp phá. Châu uỷ đã phát động phong trào phòng, chống phỉ để canh giữ thôn, bản. Nhằm thị uy, trấn áp, thăm dò lực lượng xem cái gan hai ông cán bộ Lê (Lê Quảng Ba) và cán bộ Trần (Hoàng Sâm) thế nào, để đối phó nên chúng bày mẹo mời thi uống rượu, thi bắn súng.
“Lỷ Xíu mời mọi người bước ra ngoài sàn trỏ tay vào một cành cây si bị gãy gục từ lâu cách sàn khoảng 20 mét. Chỗ gãy có một vết tròn như điểm đen của tâm bia. Lỷ Xíu giơ súng, bóp cò. Viên đạn trúng cành cây bị gãy cách điểm đen vài phân.
Lê Quảng Ba rút súng, bóp cò viên đạn trúng giữa vết tròn đen. Phỉ Lỷ Xíu kêu to: - Bắn trúng hổng tiêu rồi.
Hai bên xuống thang nhà sàn, theo con đường nhỏ xuống xóm Cốc Chủ. Nhìn thây một bụi cây hóp ven đường, Lỷ Xíu bảo: - Ta bắn cây hóp to nhất ở giữa. Nói là làm, Lỷ Xíu nổ súng. Viên đạn vạch một vệt xước trên cây. Hắn bực bội: - Vận đen, vận đen. Lê Quảng Ba giơ súng bóp cò, lẫn trong tiếng nổ có tiêng "đốp" rất đanh, gióng hóp to nứt làm đôi. Một tiếng nổ nữa, thêm một cây gióng nứt toác. Lỷ Xíu tái mặt: - Quả đúng... thiên hạ đồn không sai!
Đi tiếp một đoạn, thây cây đu đủ trĩu quả trong vườn. Lỷ Xíu trỏ chùm quả: - Ta bắn quả chín đỏ chổi ra kia! Lỷ Xíu nổ súng. Viên đạn xuyên qua quả đu đủ. Hoàng Sâm tiến đến bên cạnh hắn: - Tôi muốn mời ông nếm thử hoa quả vùng này. Cảm phiền ông cho tôi mượn khẩu súng. Hoàng Sâm nhận khẩu súng Poọc hoọc của Lỷ Xíu, nhằm cuông quả đu đủ chín bóp cò. Quả đu đủ rơi bộp xuống gốc”.
Từ đó, rừng Pác Bó từ đó không thấy trùm phỉ Lỷ Síu xuất hiện. Và chuyện “đấu rượu, đấu súng” đã làm cho tất cả bọn phỉ biên giới “cạch mặt” hai ông “tướng Việt Minh” Hoàng Sâm và Lê Quảng Ba. Uy danh của họ từ đó được lan truyền khắp nơi.
Những cách miêu tả, kể chuyện, xây dựng lời thoại rất tự nhiên chân thực và cũng vô cùng độc đáo đã dựng nên một hình ảnh nhân vật Lê Quảng Ba sống động, ấn tượng.
Thứ hai: Nhân vật Phùng Chí Kiên
Phùng Chí Kiên có tên thật là Nguyễn Vĩ, sinh ngày 18/5/1901, lớn lên ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) - một vùng quê nghèo giàu truyền thống yêu nước. Thấy con có tư chất thông minh, ham học hỏi, ông cụ thân sinh là Nguyễn Khoản đã cho học chữ Quốc ngữ, chữ Nho. Năm 14 tuổi đỗ bằng Sơ học yếu lược, tinh thông chữ Hán. Vào tuổi 17 tham gia Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, bí mật sang Quảng Châu, Trung Quốc dự lớp Huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức, giảng dạy.
Đối với nhiều người cái tên Phùng Chí Kiên vẫn là một điều bí ẩn. Điều này cũng dễ hiểu bởi như Hoàng Quảng Uyên nhận định trong công trình
Phùng Chí Kiên - Những bí ẩn dọcđường cách mạng: “đồng chí hy sinh quá sớm, thời gian hoạt động, công tác chủ yếu ở hải ngoại; chân dung và những câu chuyện dọc đường cách mạng của đồng chí chưa được ghi lại đầy đủ và xác thực”.
Phùng Chí Kiên là người có tinh thần nhiệt huyết với cách mạng, tư chất thông minh, có tư duy về quân sự, được đào tạo tại Trường quân sự Hoàng Phố. Phùng Chí Kiên còn được Bác Hồ giao nhiệm vụ cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp biên soạn bài giảng và trực tiếp giảng dạy cho 40 cán bộ đưa về Cao Bằng xây dựng thí điểm các đoàn thể Việt Minh, qua đó có điều
kiện được vận dụng các kiến thức đã học tập, trải nghiệm ở nước ngoài để thành lập các đội tự vệ chiến đấu, tham gia tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho các nơi.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 vào tháng 5 năm 1941 ở Khuổi Nậm, Pác Bó, đồng chí Phùng Chí Kiên tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, phụ trách quân sự, và được cử về căn cứ Bắc Sơn chỉ huy Cứu quốc quân, xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
Đồng chí Phùng Chí Kiên được chọn cử về Bắc Sơn chính là để thực hiện bước chuyển quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng với việc đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xác định rõ hai nhiệm vụ cấp bách và quan trọng là thành lập Mặt trận Việt Minh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong tiểu thuyết của mình, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã nhấn mạnh được vai trò, nhiệm vụ này của nhân vật Phùng Chí Kiên khi thuật lại lời Bác trước lúc tiễn đồng chí lên đường: “Xa Phùng Chí Kiên lúc này là điều Bác không muốn nhưng nhiệm vụ cách mạng cần sự góp sức, góp tài của một người cán bộ quân sự xuất sắc được Đảng đào tạo lâu dài ”.
Phùng Chí Kiên được giao phụ trách quân sự, trực tiếp chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Trung đội Cứu quốc quân, chuẩn bị đối phó với sự khủng bố của thực dân Pháp. Đồng chí đã vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản về kháng chiến toàn dân, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nguyên tắc tác chiến du kích để bảo vệ an toàn cho cán bộ.
“Đây là lúc khó khăn nhất ương việc đưa ra một quyết định mang tính sống còn. Kinh nghiệm chiến đấu trong thời kỳ Quảng châu công xã, kinh nghiệm trên đường Trường chinh vạn dặm của Hồng quân Trung Quốc, những ngày ở Diên An bảo vệ Cách mạng Trung Quốc... Tất cả hiện về làm loé sáng
một con đường: Rút lui bảo toàn lực lượng. Đành phải nén lại những mong ước, những dự định được chỉ huy những trận đánh lớn” [39; Trg 188].
Với vai trò một người chỉ huy xuất sắc của lực lượng Cứu quốc quân hùng mạnh, để bảo toàn lực lượng, bảo toàn tính mạng cho bà con quanh vùng căn cứ Bắc Sơn, ông đã quyết định phá vây, rút quân lên biên giới khi kẻ địch huy động hơn 4 ngàn binh lính bao vây quyết tiêu diệt căn cứ. Trên đường rút quân, cánh của ông bị địch phát hiện, bủa vây tứ phía, ông quyết định đi sau chặn hậu, lôi kéo hỏa lực về phía mình, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi bị địch sát hại.
“Phùng Chí Kiên nhận thây khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn là rất gần liền lệnh cho toàn đội nhanh chóng rút khỏi vòng vây, còn lại một mình nổ súng chặn hậu, tiếng súng đanh gọn từ khẩu súng ngắn Mauser nhằm về phía lực lượng bao vây nổ liên tiếp, Phùng Chí Kiên lùi dần, lùi dần... sự chống trả kéo dài, tiếng súng thưa dần rồi tắt hẳn, Phùng Chí Kiên đã bắn đến viên đạn cuối cùng. Im lặng một khoảng dài bọn giặc mới dám xông lên. Để cho kẻ địch đến thật gần Phùng Chí Kiên đứng bật dậy tung quả lựu đạn về phía chúng nhưng lựu đạn không nổ, bọn địch đổ đạn về phía Ông. Phùng Chí Kiên trúng đạn ngã xuống, máu chảy loang gốc cây” [39; Trg 193].
Như vậy, với sự kết hợp giữa tư liệu sự kiện lịch sử với cách xây dựng hình ảnh và câu chuyện, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã cho người đọc có thêm góc nhìn sinh động hơn, đầy đủ và đa chiều hơn về nhân vật lịch sử của mình. Hình ảnh nhân vật lịch sử, thông qua tác phẩm, đã hiện lê một cách vừa dung dị đời thường vừa đẹp đẽ lớn lao.