Đặc điểm dịch vụ du lịch cung cấp cho thị trường khách học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch dành cho học sinh tại đà nẵng ứng dựng tại công ty CPDV và TTGTVT việt nam – vietravel chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 31)

Nguồn cung du lịch của thị trường khách này chính là nguồn cung về dịch vụ a. Đặc điểm về vận chuyển.

Đối tượng khách là học sinh với mục đích đi tham quan trải nghiệm thực tế và khoảng cách đi chuyển đến các điểm không xa, chỉ trong vòng khoảng từ 30 – 50km, vậy nên thường sử dụng phương tiện vận chuyển là xe ô tô phục vụ du lịch. Khả năng thanh toán của thị trường là này không cao và hình thức chuyến đi theo đoàn đông nên thường sử dụng xe lớn để chi phí được nhẹ nhất có thể.

Phương tiện vận chuyển dành cho thị trường khách học sinh thường được các doanh nghiệp lữ hành lựa chọn là xe du lịch từ 29, 35 đến 45 chỗ, phương tiện đạt an toàn và những yêu cầu cơ bản của xe: có điều hòa nhiệt độ, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, bình chữa cháy, búa sử dụng để thoát hiểm, thùng chứa rác, có trang bị micro, khu vực cất giữ hành lý cho khách. Có thể có thêm tivi, thùng chứa đồ uống… Và thêm vào đó, khách này ở độ tuổi còn nhỏ, hay có vấn đề về mặt sinh lý ( nôn ọe .. ) và có tính lây lan nhanh nên xe luôn luôn cung cấp đầy đủ túi ( nôn, rác … ). Về phía lái xe ô tô vận chuyển khách du lịch, ngoài việc phải đáp ứng các quy định của pháp luật đối với người lái xe, phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch.

Các chương trình du lịch dành cho đối tượng khách này thông thường tổ chức đi trong ngày, nếu có chương trình đi 2 ngày 1 đêm phải lưu trú ở lại, thường cơ sở lưu trú đảm bảo được các yêu cầu cơ bản: giường, chăn, gối, đệm, quạt, điều hòa, có bình chữa cháy, nhà vệ sinh ….Khả năng thanh toán không cao, vậy thường sử dụng phòng không như tiêu chuẩn: ngủ ghép, ngủ tập thể, có thể ngủ nhà sản, chỉ cần đảm bảo giấc ngủ để phù hợp với chi phí phải trả thấp.

Đối với thị trường khách học sinh này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các cơ sở lưu trú: nhà nghỉ du lịch, khách sạn 1, 2 đến 3 sao, lều du lịch, bãi cắm trại du lịch …

c. Đặc điểm về ăn uống.

Ăn uống là nhu cầu cơ bản của mỗi con người, tuy khả năng chi trả không cao nhưng các cơ sở phục vụ ăn uống cần phải đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ số lượng thức ăn như thực đơn, có trang thiết bị phù hợp đối với từng loại món ăn, đồ uống. Đối tượng này đi theo hình thức đoàn lớn, điểm ăn uống cần có quy mô lớn, rộng rãi, đáp ứng đủ chỗ các cả đoàn. Bàn ghế có độ cao cũng tương đối phù hợp cho học sinh, không quá cao không quá thấp. Phong cách và thái độ của người phục vụ nhanh nhẹn, nhiệt tình và ân cần. Và tất nhiên phải có phòng vệ sinh riêng cho khách.

Doanh nghiệp lữ hành sẽ lựa chọn những nhà hàng đạt chuẩn và phục vụ dành cho du lịch cũng như phù hợp và đáp ứng với những đặc điểm trên để cung ứng thị trường khách là học sinh một cách tốt nhất.

d. Đặc điểm về điểm tham quan.

Việt Nam là một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Thực tế là ngày càng nhiều du khách chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch – có lẽ bởi Việt Nam sở hữu một trong những bờ biển đẹp nhất thế giới với 125 bãi

tắm biển. UNESCO công nhận tại Việt Nam có 8 di sản thế giới, 8 khu dự trữ sinh quyển

thế giới và 9 di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó Việt Nam còn có 32 vườn quốc gia,

nhiều bán đảo, đảo, ghềnh, chùa chiền, công viên…. Hay về hang động ở Việt Nam được phát hiện lên tới gần 1000 hang động, có 400 nguồn nước nóng. Việt Nam có 28 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài, còn lại là lễ hội khác. Việt Nam có vô vàn cảnh đẹp và lạ lẫm, từ những vùng nông thôn cho tới những ngôi đền hay lăng mộ cổ kính, đặc biệt với những đặc tính độc đáo của nền văn hóa dân tộc và các sự phong phú của các thắng cảnh. Từ đó, cho thấy được khả năng cung ứng của các điểm tham quan, du lịch tại Việt Nam rất sự thuận lợi trong việc khai thác chương trình du lịch dành cho thị trường học sinh.

Bên cạnh đó, mục đích chính những chuyến tham quan của đối tượng khách này đi học thực tế, bên cạnh có còn có những mục đích khác: giải trí, cảm thụ cái đẹp, rèn luyện những kỹ năng… Những yếu đó được tạo nên từ chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành và song hành với tác động từ sự vật hiện tượng tại địa điểm du lịch. Thêm vào đó, những địa điểm đảm bảo được sự an toàn về mặt vị trí địa lí hay việc quản lí. Khí hậu các điểm đến thuận lợi: không mưa to hay nắng gắt … để đảm bảo được sức khỏe cho học sinh. Khả năng thanh toán thấp, thường các địa điểm với giá tham quan không quá cao và có hỗ trợ cho đối tượng học sinh.

Từ những cơ sở trên, doanh nghiệp phối hợp cùng nhà trường sẽ chọn các điểm tham quan thích hợp với mục đích của từng chuyến đi: các tích lịch sử, các làng nghề, các bảo tàng, những địa điểm hòa mình cùng thiên nhiên…..

e. Đặc điểm về hướng dẫn viên.

Hướng dẫn viên du lịch có vai trò rất quan trọng suốt quá trình của tour du lịch và trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vậy nên để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc, người hướng dẫn viên đầu tiên phải đáp ứng được chuyên

môn đặc thù. Bên cạnh đó, đối tượng khách là học sinh và sẽ tốt hơn nếu người hướng dẫn viên có thêm những nghiệp vụ sư phạm. Ngoài việc thông thạo tuyến điểm và điểm du lịch, điểm tham quan để đảm bảo an toàn cũng như lườn trước được những sự việc dễ xảy ra đối với các du khách nhỏ, người hướng dẫn đồng hành đòi hỏi có sự vui tính, hài hước, nhiệt tình, chăm sóc khách hàng tốt, cung cấp kiến thức dễ hiểu đối với đối tượng khách này. Thêm vào đó cần có thái độ thân thiện, hòa nhã, có sự tỉ mỉ, quản lí tốt, cẩn thận, chịu đựng tốt, giọng nói to khỏe, thích trẻ, gần gũi với trẻ.. Và ngoài ra, cần có sự linh hoạt cũng như “ đa chức năng” hát, đọc thơ, hoạt náo .. tạo hứng thú cho các vị khách nhỏ.

Từ đó, hướng dẫn viên – những người bạn đồng hành của du khách xuyên suốt trong quá trình tham quan, từ các hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm… được các doanh nghiệp lữ hành chọn lựa kĩ để phù hợp với tính chất của đoàn và đối tượng khách góp phần tạo nên sự thành công cho tour.

f.Những đặc điểm bổ sung.

Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng, nhằm thõa mãn các nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong kinh doanh dịch vụ. Bản chất của dịch vụ bổ sung là làm tăng giá trị cho dịch vụ cơ bản và tạo điều kiện thuận lợi cho khách sử dụng dịch vụ cơ bản.

Dịch vụ bổ sung rất đa dạng, phong phú bởi nhu cầu con người ngày càng tăng cao, bên cạnh những nhu cầu về lưu trú, ăn uống, tham quan, vận chuyển …đã có sẵn và quen thuộc trong một chương trình tour, khách hàng đòi hỏi thêm nhiều dịch vụ bổ sung đáp ứng các nhu cầu phụ thêm của khách một cách tốt nhất. Dịch vụ bổ sung: Spa, đổi ngoại tệ, cho thuê phương tiện vận chuyển, dịch vụ cho thuê vật dụng: bàn là, dụng cụ thể thao, dịch vụ trông giữ trẻ, dịch vụ đặt vé máy bay, vé xem phim, dịch vụ ăn uống ngoài chương trình hay là dịch vụ mua sắm ….

Thị trường khách là học sinh, đối tượng này có mức chi trả thấp, chi phí mua một tour trọn gói do gia đình, phụ huynh quyết định, vì vậy dịch vụ bổ sung ở đối tượng khách

này chỉ là một vài dịch vụ nhỏ: cho thuê xe đạp, dịch vụ y tế, ăn uống cà phê giải khát, mua sắm du lịch các đồ lưu niệm, các đặc sản của địa phương …

Về các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch đảm bảo những yêu cầu: Hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng, không bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, có túi đựng hàng hóa cho khách bằng chất liệu thân thiện với môi trường, có trách nhiệm đổi, nhận lại hoặc bồi hoàn cho khách đối với hàng hóa không đúng chất lượng cam kết, nhân viên phục vụ vui vẻ, chu đáo, không nài ép khách mua hàng hóa; có nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng, không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất gây nghiện và đặc biệt cơ sở kinh doanh có giấy chứng nhận đầy đủ.

Bên cạnh về vận chuyển, lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên, trung tâm mua sắm, điểm tham quan… hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng của mỗi địa phương, tỉnh thành nơi đến cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong chuyến hành trình. Đây chính là các yếu tố đặc trưng cung cấp dịch vụ du lịch cho thị trường khách học sinh. Nếu thiếu những yếu tố này thì nhu cầu của khách du lịch không được thỏa mãn.

Để đáp ứng được các dịch vụ du lịch theo nhu cầu của khách… các doanh nghiệp lữ hành bên cạnh sử dụng những nguồn lực sẵn có, thường liên kết, hợp tác với các nhà cung ứng uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ và phù hợp giá hợp nhất theo yêu cầu của đối tượng khách học sinh. Trên cả nước, tại thời điểm 2016 có trên dưới 25.000 doanh nghiệp lữ hành, có khoảng 21.000 cơ sở lưu trú du lịch với 420.000 phòng, có tổng số hướng dẫn viên đang hoạt động đến hiện tại: 21.032 người (Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam), có hơn 200 điểm tham quan khai thác du lịch về văn hóa, lịch sử, sinh thái, giải trí …. Trải khắp hơn 36 tỉnh thành lớn nhỏ trên cả nước: Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Cần Thơ, Hải Phòng …., bên cạnh đó, cùng nhiều hãng máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, đặc biệt là đường bộ có nhiều nhà xe lớn phục

vụ du lịch sẵn sàng cung ứng cho dịch vụ vận chuyển như: Vitraco, Liên Hưng, Thành Bười, Toàn Thắng, Hồ Lộc, Long Thiên Anh… Đây chính là những yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho thị trường khách này.

Từ những đánh giá về tiềm lực trên, cho thấy được những khả năng về nguồn lực, vật chất… của doanh nghiệp lữ hành cũng như nhà cung ứng đáp ứng được thị trường khách học sinh cả nước, hơn nữa có thể thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch dành cho học sinh tại đà nẵng ứng dựng tại công ty CPDV và TTGTVT việt nam – vietravel chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w