Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông – chi nhánh trung việt (Trang 29 - 31)

Vốn là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nó không những là nguồn vốn trung gian chủ yếu cho nền kinh tế mà còn phản ánh được quy mô hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng đã không ngừng mở rộng thị trường để thu hút nguồn vốn bằng cách đa dạng hóa hình thức, các kênh huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế như tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tặng quà khách hàng VIP ... Cùng với đó là mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch đã giúp ngân hàng luôn tiếp cận được khách hàng một cách dễ dàng. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 4,538,931 triệu đồng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt (2018-2020) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng nguồn vốn 2,083,91 4 100 2,919,924 100 2,675,360 100 836,0 10 40 (244,5 64) (8)

huy động 1. Tiền gửi 1,750,429 84 2,394,338 82 2,113,535 79 643,909 37 (280,803) (12) 2. Phát hành giấy tờ có giá 0 0 0 0 0 0 - - - - 3. Vay các TCKT khác 333,415 16 525,586 18 561,825 21 192,171 58 36,239 7

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán năm 2018-2020 của ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Trung Việt qua ba năm 2018-2020

Đơn vị tính: triệu đồng

Qua bảng số liệu cũng như biểu đồ, ta thấy nguồn vốn huy động qua ba năm 2018- 2020 có những biến động tăng giảm, cụ thể:

Trong giai đoạn 2018-2020, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự biến động theo xu hướng của nền kinh tế nước ta. Nếu như cuối năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 2,083,914 triệu đồng, thì đến cuối năm 2019, với các hình thức sản phẩm huy động vốn đa dạng như Tiền gửi truyền thống, Tiết kiệm duy trì, Tài khoản số đẹp, Thanh toán tiền điện đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất cao 7.4%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, tổng vốn huy động của chi nhánh đã tăng trưởng mạnh, đạt đến 2,919,924 triệu đồng, tăng 40% so với năm 2018, tương đương với mức tăng là 836,010 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2020, do tình hình kinh tế phức tạp, ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác huy động vốn. Do đó tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự giảm so với năm 2019, tổng nguồn vốn huy động được là 2,675,360 triệu đồng, tương đương với mức giảm 244,564 triệu đồng tương ứng với mức giảm 8% so với năm 2019.

Trong đó, tiền gửi chiếm một lượng lớn trong tổng nguồn vốn của NH (từ 80% tổng nguồn vốn huy động). Năm 2018, khoản này đạt 1,750,429 triệu đồng, tuy nhiên đến năm 2019 đã tăng lên 2,394,338 triệu đồng tương ứng với mức tăng 643,909 triệu đồng, tăng 37%. Có được điều này là NH đã giới thiệu thêm một vài sản phẩm đến với KH với

các tiện ích nổi bật như Tài khoản số đẹp, Tài khoản thông minh… giúp cho các KH đặc biệt là doanh nghiệp như nhà hàng, quán ăn... có thể thuận tiện trong việc thanh toán. Bên cạnh đó, NH còn áp dụng chính sách lãi suất cao đối với các loại tiền gửi tiết kiệm. Điển hình là mức lãi suất 7.4%/năm cho tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Đây là mức lãi suất được xem là cao so với mặt bằng chung trong khi mức lãi suất của Vietcombank, Agribank, Techcombank chỉ ở mức 6.8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Nhờ vậy, chi nhánh đã huy động được một lượng tiền dồi dào từ khách hàng, điều này cho thấy uy tín của chi nhánh đã ngày một tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì khoản này giảm còn 2,113,535 triệu đồng, giảm 280,803 triệu đồng tương ứng với mức giảm 12%. Nguyên nhân là do trong năm 2020, một số doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nên đã rút số tiền gửi của mình để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, NH cũng không huy động thêm được nhiều vốn tiền gửi vì ảnh hưởng của nền kinh tế nên các NH đã thay đổi lãi suất huy động. Ví dụ như lãi suất của tiền gửi tiết kiệm cho kỳ hạn 12 tháng năm 2019 là 7.4%/năm, sang năm 2020 chỉ còn 6.7%/năm. Do đó, KH đã suy nghĩ đến các NH có lãi suất cao hơn và chuyển sổ tiết kiệm sang đó khi hết kỳ hạn. Điển hình như NH Quốc dân vào tháng 9/2020, mức lãi suất của tiền gửi tiết kiệm cho kỳ hạn 12 tháng là 7.4%/năm, cao hơn khá nhiều so với OCB.

Sau những năm phát hành GTCG nhưng không mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, NH đã không còn phát hành GTCG nữa mà chỉ tập trung vào hoạt động huy động tiền gửi và vay các TCTD.

Ngoài việc huy động dưới hình thức tiền gửi, chi nhánh còn huy dộng dưới hình thức đi vay để thu hút khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc đi vay các TCKT khác. Nhìn chung, vốn vay có xu hướng tăng qua ba năm: năm 2018 đạt 333,415 triệu đồng, chiếm 16% tổng vốn huy động. Sang năm 2019, lượng tiền này tăng them 192,171 triệu đồng đạt 525,586 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 58% so với năm trước. Tiếp đó, đến năm 2020, lượng tiền này lại tăng lên đến 561,825 triệu đồng, tăng 7% so với năm trước. Có sự tăng như vậy là do trong năm này, lượng tiền gửi của NH bị giảm, do đó NH cần phải vay thêm từ các TCKT để có thể hoạt động tốt việc kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông – chi nhánh trung việt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w