Việt giai đoạn 2018-2020
2.2.2.1. Tình hình chung về tiền gửi tại ngân hàng
Bảng 2.4: Tổng tiền gửi tại ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018- 2020) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng tiền gửi 1,750,429 100 2,394, 338 100 2, 113,535 100 643,90 9 37 (280,802) (12) Tiền gửi KH cá nhân 1,487,864 85 1,999,27 2 84 1,690,828 80 511,408 34 (308,444) (15) Tiền gửi TCKT 262,565 15 395,066 16 422,707 20 132,50 1 50 27,642 7
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2018-2020 của NH Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)
Biểu đồ 2.3: Tổng tiền gửi tại ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiền gửi của KH cá nhân:
Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào NH để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền huy động và là nguồn vốn chủ yếu để NH thực hiện đầu tư.
Trong những năm vừa qua, OCB Trung Việt luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi , thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào NH, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể: năm 2018 thì tỷ trọng trong tổng nguồn huy động là 85%, năm 2019 là 84% và năm 2020 là 80%. Bằng việc tăng cao lãi suất các loại tiền gửi và áp dụng các hình thức khuyến mãi, củng cố và mở rộng các mối quan hệ với KH, chi nhánh đã thu hút sự quan tâm của công chúng và trong năm 2018 NH đã huy động được 1,487,864 triệu đồng từ vốn nhàn rỗi của dân cư. Năm 2019 thì nguồn này là 1,999,272 triệu đồng, tăng 511,408 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng với tốc độ tăng 34%. Có được điều này là nhờ vào việc thay đổi chính sách lãi suất của NH. Trong năm 2018 mức lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng là 7.2%/năm, sang năm 2019 đã tăng lên 7.4%/năm. Mức chênh lệch số tiền giữa hai năm cho thấy, để đạt được kết quả như vậy chứng tỏ NH đã củng cố được niềm tin rất lớn với dân cư trên địa bàn. Sang năm 2020, tình hình kinh tế không ổn định, lượng tiền gửi của cá nhân cũng giảm theo, còn 1,690,828 triệu đồng, giảm 308,444 triệu đồng tương đương với mức giảm 15% so với năm 2019. Đầu tiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người dân bị thất nghiệp nên đã rút tiền ra để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Tiếp theo đó, trong điều kiện kinh tế không ổn định, đồng tiền bị mất giá thi rất dễ nảy sinh rủi ro thanh khoản của NH, lúc đó người gửi tiền có thể rút tiền ra ồ ạt và có xu hướng đầu tư sang một loại tài sản khác có mức sinh lời cao hơn tại thời điểm này như bất động sản, vàng, chứng khoán. Cụ thể , trong năm 2020, giá vàng trước đó khoảng 55 triệu đồng/lượng, cho đến ngày 7/8, giá vàng đã tăng cao lên đến 62 triệu đồng/lượng đã đánh vào tâm lý người dân, từ đó, một số đã rút tiền đổ xô đi mua vàng thay vì tiết kiệm tại NH với mức lãi suất không cao. Bên cạnh đó, trong năm này, một số lượng lớn
tài khoản F0 đã được mở ra trên sàn chứng khoán. Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, trong tháng 12/2020, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt 63.629 tài khoản, cao nhất kể từ trước tới nay. Điều đó cho thấy, chứng khoán cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư không kém gì tiền gửi tại NH và bất động sản cũng không ngoại lệ.
Tiền gửi của TCKT:
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tại OCB luôn chiếm phần ít hơn nguồn vốn huy động từ dân cư, cao nhất là năm 2020: tỷ lệ huy động vốn từ tổ chức chiếm 20% tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, khoản tiền này luôn tăng qua các năm, năm 2019 tăng đến 50% so với 2018 nhưng năm 2020 chỉ tăng 7% so với 2019. Năm 2019, số dư của khoản mục này đạt 395,065 triệu đồng,chiếm 16% trong tổng tiền gửi, tăng 132,501 triệu đồng so với năm 2018. Có sự tăng như vậy là nhờ nền kinh tế nước ta năm 2019 ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất, mở rộng kinh doanh, tạo ra lợi nhuận… Nhu cầu thanh toán của các tổ chức cũng tăng lên. Đến năm 2020, khoản mục này cũng có mức tăng so với năm trước, đạt 422,707 triệu đồng, chiếm 20% trong tổng tiền gửi.
Tiền gửi của TCKT chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn, nhưng do kế hoạch và thời gian sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp khác nhau nên số dư của loại tiền gửi này khá ổn định. Vì vậy, NH có thể sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. OCB là một trong những NH có uy tín trong hệ thống NH tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của TCKT luôn tăng, điều đó cho thấy NH ngày càng có nhiều quan hệ tốt với các TCKT, mở ra cho NH nguồn huy động dồi dào trong tương lai.
Có kết quả trên là do OCB Trung Việt đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho thấy NH đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách KH rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho KH trong quá trình thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ phát triển như hiện nay, NH cần chú ý hơn nữa đến chiến lược KH, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong bộ phận dân cư, tổ chức. Điều này góp phần vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho KH và tăng doanh thu cho NH.