V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Ổn định tổ chức lớp
3. Vì sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thích hợp cho động vật có kích thước lớn? Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
CÂU HỎI Khái niệm
Khái niệm
Tác nhân làm thay đổi huyết áp
Vận tốc máu phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thứ tự biến động trong hệ mạch
4. Sản phẩm cần đạt
- Tính tự động của tim : Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
- Chu kì hoạt động của tim : là một lần co và giãn nghỉ của tim - Trả lời câu hỏi tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
=> Tâm nhĩ co hết 0.1s và giãn nghỉ 0.7s. Khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co. Tâm thất co 0.3s và nghỉ 0.5s. Như vậy, thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ, chính vì vậy mà tim có thể hoạt động liên tục trong thời gian rất dài. Nếu tính chung hoạt động của cả tâm nhĩ và tâm thất thì thời gian tim co là 0.4s và thời gian nghỉ là 0.4s => Vì thế tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
- Tính tự động của tim có ý nghĩa gì với sinh vật?
Giúp tim đập tự động, cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể cả khi ngủ. - Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch? Tại sao có hai trị số Huyết áp: Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương?
+ Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
+ Tim co bóp và đẩy một lượng máu lên động mạch gây ra Huyết áp cực đại (Huyết áp tâm thu). Khi tim nghỉ (giãn), máu không được bơm lên động mạch, áp lực lên động mạch giảm, ứng với Huyết áp cực tiểu (Huyết áp tâm trương). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg. Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg. Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.
36
- Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm Huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm Huyết áp giảm?
+ Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động mạch, kết quả là huyết áp tăng lên.
+ Tim đập chậm và yếu, lượng máu được bơm lên động mạch ít, áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm.
- Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?
=> Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm.
- Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố: Sự co bóp của tim, nhịp tim, sức cản trong trong mạch máu, sự đàn hồi của mạch máu, sự đàn hồi của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu.
- Biết cách phòng chống căn bệnh về huyết áp.
- Vận tốc máu là gì? Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong 1s
* Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
+ Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào.
+ Tốc độ máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Tổng tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).
37
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục đích
- Củng cố kiến thức của bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. 2. Nội dung
- Học sinh liên hệ trong chủ đề và tái hiện lại kiến thức để tra lời các câu hỏi - Các câu hỏi củng cố, luyện tập trắc nghiệm và tự luận
Câu 1: Một chu kì tim người bao gồm những pha nào?
A.Tâm nhĩ co, tâm thất co. B.Tâm thất co, dãn chung