1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và Việt Nam
1.3. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật
pháp luật về vận tải đa phương thức
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Ở ngoài nước, đã có những công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về VTĐPT ở một số quốc gia, khu vực như:
Bài nghiên cứu “Freigh logistics and Intermodal transport - Implications for Competitiveness”35 (“Logistics và Vận tải đa phương thức - Sự liên quan tới năng lực cạnh tranh”) của tác giả Arvind Kumar đề cập tới xu hướng và các rào cản đối với VTĐPT Ấn Độ. Các rào cản được đề cập đến bao gồm: các rào cản tổ
33Tạp chí Giao thông vận tải, tháng 10/2004.
34Tạp chí Giao thông vận tải, tháng 5/2014.
chức, các rào cản kỹ thuật, các rào cản cơ sở hạ tầng, các rào cản về hậu cần và các dịch vụ khác liên quan, các rào cản tài chính và rào cản pháp lý. Đối với rào cản pháp lý, một trong những vấn đề mà hoạt động VTĐPT phải đối mặt trong thực tiễn cần quan tâm là việc xác định luật được áp dụng cho một hoạt động vận tải cụ thể, khi một số chế độ trách nhiệm dân sự khác nhau được sử dụng cho các phương thức vận tải. Đặc biệt việc mất mát hàng hóa trong VTĐPT sử dụng container sẽ gặp khó khăn khi xác định chặng vận chuyển mà thiệt hại đã xảy ra để áp dụng chế độ trách nhiệm.
Trong bài viết “Carrier’s Liability in Multimodal Carriage Contracts in China and it’s Comparison with US and EU”36 (Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức ở Trung Quốc và So sánh với Mỹ và Liên minh Châu Âu”), tác giả Ling Zhu, M.Deniz Guner-Ozbek, Hong Yan đưa ra những so sánh các quy định về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức dựa trên Luật hợp đồng, Bộ luật Hàng hải của Trung Quốc và các quy định tương ứng của pháp luật Hoa Kỳ và EU.
Bài viết “EC Competition Law on Multimodal Transport - Recent Development”37 (“Luật cạnh tranh của Ủy ban Châu Âu trong vận tải đa phương thức - Sự phát triển gần đây”) của tác giả Hannu Honka đã nghiên cứu, đánh giá pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động VTĐPT trong khuôn khổ các điều ước quốc tế của EC (Trans-Atlantic Agreement, Trans-Atlantic Conference Agreement, Far Eastern Freight Conference…) và thực tiễn áp dụng.
Mặc dù các bài viết nêu trên không đề cập tới các vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật Việt Nam về VTĐPT, tuy nhiên, với những kết quả nghiên cứu mà các tác giả đã đạt được, các bài viết có giá trị tham khảo cho việc so sánh, đánh
36
Website Trung tâm quốc tế nghiên cứu hàng hải (ICMS), Trường Đại học bách khoa Hong Kong. Nguồn: https://www.polyu.edu.hk/lms/ICMS/Papers/IFSPA10-Papers/03_11.pdf. Truy cập
24/3/2016.
37
Tạp chí Scandinavian Studies in Law tập 39 tháng 2/2000, Viện nghiên cứu Stockholm về Luật Bắc Âu.
giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về VTĐPT Việt Nam và đề xuất các giải pháp.
Đề cập tới thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam, Báo cáo của Wold Bank: “Transport Strategy Transition, Reform, and Sustainable Management”38 (“Chuyển đổi chiến lược vận tải, cải cách và quản lý bền vững”) dựa trên kết quả nghiên cứu được thực hiện từ năm 2004 - 2006 đã có đề cập tới cơ chế chính sách và pháp luật của Việt Nam về GTVT nói chung, trong đó có VTĐPT nói riêng. Phân tích mục tiêu của ngành GTVT, báo cáo khẳng định tăng trưởng kinh tế Việt Nam đòi hỏi hiệu quả dịch vụ VTĐPT và logistics góp phần hỗ trợ cả thương mại quốc tế và phân phối nội địa. Dịch vụ VTĐPT và logistics ở Việt Nam mới ở trong giai đoạn đầu phát triển, các quy định pháp luật về VTĐPT mới hình thành tạo điều kiện môi trường tốt cho hoạt động này, tuy nhiên cơ chế thực hiện cần phải được củng cố và làm rõ. Báo cáo nhấn mạnh mục tiêu của Bộ GTVT đạt được điều kiện vận chuyển tối ưu trên toàn bộ hệ thống thông qua việc sử dụng hiệu quả các phương thức vận tải khác nhau và sử dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là công nghệ vận tải đa phương thức trong vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, báo cáo cũng đã đề cập một cách sơ lược về hệ thống quy định pháp luật gồm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức (sau đây gọi là Nghị định số 125/2003/NĐ-CP) và một số quy định khác.
Đánh giá thực trạng VTĐPT và thực tiễn thi hành pháp luật về lĩnh vực này
ở Việt Nam giai đoạn gần đây, một báo cáo khác của Woldbank: “Facilitating Trade through Competitive, Low - Carbon Transport: The Case for Vietnam’s Inland and Coastal Waterways”39 (“Thúc đẩy thương mại thông qua vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải - Tuyến đường thủy nội địa và đường biểm của Việt
38World Bank, Report Number 37187, 2006.
39Nguồn:
http://www.worldbank.org/content/dam/Worldbank/document/EAP/Vietnam/IWT_Report_VN.pdf,
Nam”) cũng đưa ra đánh giá chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng các chuỗi cung ứng chịu sức ép cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế và đòi hỏi phải được liên kết bởi nhiều lộ trình kho vận hậu cần phức tạp hơn trước đây (ví dụ như đa phương thức). Để duy trì khả năng cạnh tranh, các chuỗi cung ứng này ngày càng phụ thuộc vào GTVT đa phương thức, kho bãi, bốc xếp và các dịch vụ giá trị gia tăng đáng tin cậy và hiệu quả. Với xu hướng phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc cân đối cung và cầu đối với các dịch vụ kho vận hậu cần và nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống GTVT. Xét về cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý, mạng lưới GTVT đa phương thức của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các chỉ báo về chất lượng hoạt động kho vận hậu cần cho thấy chi phí kho vận hậu cần của Việt Nam tương đối cao so với một số nước tương đương trong khu vực. Dịch vụ bốc xếp hàng hiệu quả là tiền đề để cạnh tranh thành công với các phương thức GTVT khác. Vai trò của hậu cần bên thứ ba vẫn còn hạn chế mặc dù rất nhiều công ty đã tham gia vào thị trường này và vai trò của họ đang được nâng cao.
Trong luận án tiến sĩ với đề tài: “Le transport multimodal comme facteur d'insertion du Vietnam dans le commerce international”40 (“Vận tải đa phương thức là nhân tố thúc đẩy thương mại quốc tế của Việt Nam”), Trịnh Thị Thu Hương đã nghiên cứu thực trạng áp dụng VTĐPT tại Việt Nam bao gồm hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng, thực tiễn áp dụng VTĐPT trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế với các nước ASEAN và APEC. Nghiên cứu khái quát sự phát triển của kinh tế Việt Nam cũng như VTĐPT trong nền kinh tế thị trường, đề tài đã đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm của việc áp dụng VTĐPT, những điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng cho việc phát triển VTĐPT. Đề tài cũng đã đưa ra các giải pháp về cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
40 Trịnh Thị Thu Hương (2004), Le transport multimodal comme facteur d'insertion du Vietnam dans le commerce international, Luận án tiến sĩ Université libre de Bruxelles, Bruxelles, Vương quốc Bỉ.
lực, thủ tục hải quan. Tuy nhiên, là một luận án thuộc lĩnh vực kinh tế, đề tài chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống pháp luật về VTĐPT.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hồng Vân41, những nội dung về mặt pháp lý về VTĐPT trong pháp luật Việt Nam cũng đã được tác giả đề cập tới trong cả nội dung về cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hoá và thực trạng về giao nhận hàng hoá ở Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh đối với VTĐPT được tác giả nghiên cứu trong luận án mới chỉ dừng lại ở khía cạnh giới thiệu các quy định có liên quan trực tiếp đến giao nhận hàng hoá. Mặc dù có đề cập tới các quy định pháp luật quốc tế về vận tải đa phương thức trên cơ sở Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức năm 1980 và quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên là chuyên gia kinh tế, nên khi đề cập tới vấn đề pháp lý, tác giả Nguyễn Hồng Vân chưa đưa ra được những phân tích, đánh giá có tính chuyên sâu ở khía cạnh pháp lý cũng như đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật này trong điều kiện Việt Nam. Điều này cũng được thể hiện trong một số nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu trong nước đã được tác giả luận án đề cập đến trong phần trên.
Trong bài viết “Cơ hội và thách thức của quản lý vận tải trong giai đoạn đầu hội nhập WTO”42 của tác giả Lý Huy Tuấn đã đưa ra những đánh giá về hệ thống pháp luật về VTĐPT cùng với những đánh giá chung về hoạt động VTĐPT
ở Việt Nam. Theo đó, về phương diện pháp luật, Việt Nam đã đàm phán, ký kết các hiệp định vận tải đa phương, song phương với các nước (trong khu vực, có biên giới và các nước khác) về vận tải liên quốc gia, vận tải đa phương thức, vận tải quá cảnh hoặc vận tải đường bộ, đường sắt, hàng hải. Đối với công tác thực
41Nguyễn Hồng Vân (2007), Hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hoá trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học hàng hải, tr.25-36.
42Tạp chí Giao thông vận tải điện tử, nguồn:
http://www.tapchigiaothong.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-quan-ly-van-tai-trong-giai-doan-dau-hoi- nhap-wto-d5699.html. Truy cập ngày 12/5/2016
hiện pháp luật, mặc dù quản lý nhà nước bằng pháp luật, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch… nhưng có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa được tăng cường; một số nội dung của văn bản đã ban hành còn chưa khả thi, một số doanh nghiệp, cá nhân hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ, muốn thoát ly quản lý, một số khác gây khó khăn, phiền hà hoặc có biểu hiện tiêu cực trong hoạt động quản lý kinh doanh, khai thác vận tải. Bài viết này đã phản ánh xu thế phát triển, vai trò của VTĐPT trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng như đã đề cập tới một số hạn chế trong hệ thống pháp luật về VTĐPT nhưng mới ở mức độ chung chung, sơ lược và vấn đề định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật còn đang bị bỏ ngỏ.
Đề cập trực tiếp nhất đến thực trạng pháp luật VTĐPT hiện có luận văn thạc sỹ luật học “Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức”43 của chính nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hằng. Trong luận văn thạc sỹ, tác giả mới chỉ nghiên cứu một vấn đề của pháp luật về VTĐPT là trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức, đánh giá các quy định pháp luật và đưa ra một số đề xuất kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về pháp luật VTĐPT gắn với quá trình hội nhập của Việt Nam.