2.1. Đối thủ cạnh tranh
Một trong những thách thức lớn nhất liên quan đến thị trường là sự cạnh tranh với các 35ang nước yến khác trong và ngoài nước không những về mẫu mã, chất lượng mà còn về giá cả. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đến từ các đối thủ cạnh tranh có kiểu dáng, xuất xứ tương đồng với các dòng sản phẩm của Sanest Khánh Hòa, gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín thương hiệu của Công ty. Có thể kể đến 1 vài đối thủ nổi bật như:
(Nguồn: Tổng hợp)
1.Nước yến thật brand's của cerebos thái lan
-Thành phần chính Yến sào 12,14% -Xuất xứ Thái Lan
-Giá : 480k/ hộp 6 hũ 42g
•Nước Yến Thật BRAND’S của tập đoàn Cerebos Thái Lan được yêu thích trên toàn thế giới từ năm 1982. Nước Yến Thật
BRAND’S sử dụng công nghệ FTIR (máy quang phổ hồng ngoại) vốn được dùng để kiểm định kim cương, để kiểm định tổ yến nguyên liệu đầu vào giúp kiểm tra độ tinh sạch và nguyên chất của nguyên liệu một cách chính xác. Đáp ứng hơn hơn 140 bước kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm vinh dự là thương hiệu nước yến đầu tiên được trao giải thưởng “sản phẩm chất lượng bởi Monde Selection - tổ chức uy tín của Châu Âu chuyên chứng nhận cho các sản phẩm chất lượng nhất.”
2. Nước yến ngân nhĩ Bidrico
Xuất xứ: Việt Nam
Giá thành:180.000đ/lốc/6 hộp
•Là sản phẩm cao cấp của BIDRICO, sản phẩm đạt tiêu chuẩn FDA - FCE - SID, xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Châu Âu. Với thành phần Ngân nhĩ, Đường phèn, Hương yến và các vitamin3. Nước yến sào Sài Gòn Anpha
•Xuất xứ: Việt Nam
•Giá thành: 350.000đ/6 hũ
Yến sào Sài Gòn Anpha là một trong những thương hiệu yến nuôi có chất lượng tốt nhất hiện nay. Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, Yến sào sài Gòn không ngừng đổi mới công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Với Yến Anpha, không chỉ quy trình chế biến, bảo quản được kiểm tra nghiêm ngặt mà từ quy trình chọn giống yến, công nghệ, kỹ thuật nuôi yến đều được chú trọng. Sản phẩm Yến Sào Sài Gòn Anpha có tính an toàn rất cao, được Bộ Y Tế - Cục An Toàn Vệ Sinh
36 Thực Phẩm cấp giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm cho thực phẩm chức năng Yến Huyết và Yến Trắng.
Thị trường cạnh tranh mặt hàng nước yến là thị trường tiềm năng với nhiều các nhãn hàng trong và ngoài nước. Thấy được tiềm năng phát triển, những doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này đã áp dụng công nghệ cao ở các khâu ấp trứng, nuôi nhân tạo, di đàn, xây nhà yến, dẫn dụ, khai thác tổ yến với quy mô lớn. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, tuy nhiên doanh nghiệp lại có thách thức lớn hơn trong việc tiếp cận, tiêu thụ và gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng của mình.Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ khi trên thị trường có nhiều các đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng, doanh nghiệp nên quảng bá tuyên truyền để tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như xem xét lại các chiến dịch kinh doanh và giá bán một cách hợp lý để giữ chân khách hàng cố định cũng như có được sự ủng hộ của khách hàng tiềm năng.
2.2. Ảnh hưởng của khách hàng
Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả khách hàng tiềm ẩn. Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp. Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng về giá cả, …đều tác động có tính quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng sẽ giành được thắng lợi trong kinh doanh, ngược lại doanh nghiệp nào không hoặc chú ý không đúng mức tới nhu cầu của khách hàng ắt sẽ thất bại
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ của ngành và từng doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng là một phạm trù không giới hạn, doanh nghiệp nào biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu thì doanh nghiệp đó nắm chắc phần thắng trong kinh doanh. Khách hàng của Công ty từ bình dân cho đến cao cấp đều có. Công ty luôn chú trọng đến tiềm năng khách hàng nhưng bên cạnh đó khách hàng cao cấp cũng là một phần không thể thiếu.
2.3. Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp yếu tố đầu tác động trực tiếp và tạo ra sức ép tới hoạt động tiêu thụ và dự trữ của doanh nghiệp: số lượng nhà cung cấp ít hay nhiều, tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào là khó hay dễ, tầm quan trọng của các
yếu tố đầu vào cụ thể đối với hoạt động của doanh nghiệp, khả năng của các nhà cung 37 cấp và vị trí quan trọng đến mức độ nào của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể gây sức ép bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Kinh Đô phải luôn theo dõi những phản ứng từ nhà cung cấp để đưa ra những giải pháp kịp thời.