Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA (Trang 46 - 50)

MTV Yến sào Khánh Hòa

2.1. Đối với Công ty

2.1.1. Giá cả hàng hóa sản phẩm

Công ty cần xác định đúng các yếu tố chính cần nghiên cứu khi định giá: nhu cầu khách hàng, cầu thị trường mục tiêu, độ co giãn của cầu theo giá, đối thủ và trạng thái cạnh tranh trên thị trường, giá cả và chất lượng sản phẩm của đối thủ, các yếu tố pháp luật và xã hội; các yếu tố làm giảm tác động của giá đến khách hàng, uy tín và thương hiệu của DN.

2.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Để đảm báo có được các thông tin, phán đoán chính xác, cụ thể, đầy đủ kịp thời là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường thì công tác nghiên cứu thị trường thực sự có hiệu quả. Do đó, Công ty cần hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường, tiến hành khảo sát và theo một quy trình nghiên cứu khoa học. Công ty vẫn nên duy trì, phát triển công tác thu thập thông tin qua các hội nghị khách hàng, hội chợ xúc tiến thương mại, thông qua hoạt động của hệ thống bán hàng trực tiếp, qua phản ánh thông tin của người tiêu dùng đến bộ phận chăm sóc khách hàng. Việc thu thập, phân tích thông tin sẽ tạo cho công ty một tiềm năng dồi dào, dẫn tới những cải tiến trong sản

43 phẩm, tính hiệu quả cao hơn trong sản xuất và những chiến lược thị trường tương lai chính xác. Ngoài ra cần nghiên cứu nắm bắt đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, dịch vụ,… của họ để cạnh tranh cùng phát triển.

2.1.3. Hoàn thiện mạng lưới phân phối

chính - kế toán, quản trị bán hàng, quản lý mua hàng, quản trị sản xuất, quản lý nhân sự. Làm công cụ hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong việc cập nhật và phân tích thông tin từ hệ thống phân phối, báo cáo nhanh chóng, phản ánh kịp thời các biến động của thị trường. Hoàn thiện tổ chức hệ thống kênh phân phối bằng cách lựa chọn, xác định cấu trúc kênh tối ưu, lựa chọn thành viên trong kênh, đổi mới quản lí kênh phân phối, hoàn thiện quản lí các dòng chảy của hệ thống kênh, đổi mới quản lí hành vi của các thành viên kênh, đánh giá hoạt động của các thành viên kênh và cả hệ thống kênh. Cụ thể như sau:

Lựa chọn, xây dựng cấu trúc kênh tối ưu:

- Cấu trúc kênh phân phối của Công ty phải phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, danh mục sản phẩm đa dạng, mỗi loại sản phẩm phù hợp cho một đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định. Do đó, hệ thống kênh phân phối phổ biến nhất phải là kênh có cấu trúc dài, có nhiều cấp độ nhằm mục tiêu phân phối rộng rãi và mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối nhằm khai thác được tối ưu thị trường mục tiêu: + Về địa lí: mở rộng vùng tiêu thụ từ vùng đồng bằng, tới vùng trung du, vùng cao

nguyên hay vùng núi cao, biên giới, hải đảo. Sản lượng tiêu thụ sẽ mở rộng khu vực Hà Nội;

+ Về quy mô thị trường: từ thành phố lớn đến các thị xã, thị trấn, từ các khu trung tâm đông dân, đến từng làng xóm thôn quê hẻo lánh.

+ Về đối tượng người tiêu dùng: sẽ nghiên cứu các sản phẩm đa dạng cho khách hàng từ trẻ nhỏ đến người già, từ phụ nữ đến nam giới với các độ tuổi khác nhau. - Tăng mức độ liên kết trong kênh nhiều cấp độ của Công ty để có thể chi phối từ NPP, trung gian bán buôn hay điểm bán lẻ. Công ty cần tiến hành điều tra, đánh giá mạng lưới bán lẻ hiện tại trên toàn quốc, lập danh sách những nhà bán lẻ có khả năng và nhiệt tình tiêu thụ sản phẩm.

Hoàn thiện quản lý các dòng chảy của hệ thống kênh: Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong kênh, đảm bảo thông tin thông suốt từ Công ty đến người tiêu dùng cuối

44 cùng: ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức và phối hợp các hoạt động phân phối cũng như làm giảm chi phí các dòng chảy trong kênh. Hoàn thiện dòng thông tin trong kênh sẽ tác động lớn đến sự phối hợp giữa các thành viên trong kênh, chi phí điều hành kênh và là cơ sở để hoàn thiện các dòng chảy khác.

Bên cạnh đó, cần có chế độ khuyến khích mạnh các đại lý tiêu thụ nhiều như chế độ chiết khấu doanh số bán hàng, khuyến mại, tặng hàng quảng cáo, tặng quà lễ tết…Hiện nay chính sách chiết khấu của Công ty cho các NPP tương đối cao so với nền chung của các ngành hàng.tiêu dùng hiện nay, điều này rất có lợi cho hệ thống các NPP. Để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống NPP công ty cũng cần phải nghiên cứu, điều chỉnh mức chiết khấu áp dụng đối với nhà phân phối cho phù hợp, và tăng cường chính sách cho các đại lý bán lẻ hoặc đầu tư vào sản phẩm, các chương trình xúc tiến. Xử lý nghiêm những NPP không thực hiện đúng chính sách của Công ty: nhập hàng không theo tiến độ hoặc cắt thưởng, giảm chiết khấu đối với NPP hoàn thành chỉ tiêu quá thấp so với kế hoạch. Các NPP hoạt động kém hiệu quả, liên tục không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch khoán Công ty cần phải xem xét đánh giá lại các tiêu chí của NPP và thay thế nếu cần thiết.

2.1.4. Dịch vụ trong và sau bán hàng

Dịch vụ vận chuyển sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng: Việc doanh nghiệp sử dụng các phương tiện vận chuyển của mình hoặc thuê các phương tiện vận tải của người khác để vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Nó đáp ứng thêm một nhu cầu vận chuyển cho khách hàng khi họ không có khả năng vận chuyển hàng hoá về nơi của mình.

Dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng Đây là hình thức dịch vụ mà doanh nghiệp cử nhân viên của mình hướng dẫn việc lắp đặt, sử dụng sản phẩm cho khách hàng và tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị.

Dịch vụ bảo hàng là dịch vụ nhằm đảm bảo khi sản phẩm hỏng hóc trong một thời gian nhất định thì doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ sửa chữa và đổi sản phẩm cho khách hàng.

2.1.5. Quảng cáo

+ Hoạt động quảng cáo:Công ty cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động quảng cáo từ đó mới lực chọn được chính xác phương tiện quảng cáo tạo tiền để cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng cáo.

45 Công ty cần theo dõi và quản lý tốt hoạt động quảng cáo từ khâu đầu đến khâu cuối. Ngoài ra cũng cần tăng cường quảng bá trên các sàn thương mại điện tử và thương hiệu quảng cáo trên Internet để khai thác có hiệu quả hoạt động này

+ Hoạt động khuyến mại: Cần được tổ chức thường xuyên hơn để thúc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dành thêm lợi ích nhất định cho khách hàng. Khuyến mại mua hàng kèm tặng phẩm và tăng cường thêm công tác đổi điểm để chiết khấu.

2.2. Đối Với Nhà nước

Nước giải khát là sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì thế, ngành nước giải khát cần được nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư như việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị…Với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và nền kinh tế mở cửa cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, phát huy nội lực để giữ vững vị thế của mình, cùng với sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn.

Nạn hàng nhái, hàng giả mẫu hàng hóa luôn là một vấn nạn đối với các doanh nghiệp trong ngành giải khát. Trên thị trường luôn tồn tại các sản phẩm làm nhái, giả các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn với giá rẻ, chất lượng kém gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng và uy tín của doanh nghiệp. Để ngăn chặn tình trạng này, các doanh nghiệp đã phải liên tục triển khai cácchương trình như đầu tư nâng cấp bao bì sản phẩm, tuyên truyền những đặc điểm giúp người tiêu dùng phân biệt giữa hàng giả và hàng thật, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện hàng giả trên thị trường...Các nỗ lực của các doanh nghiệp vẫn chưa thể khắc phục được nhiều hiện tượng hàng giả hàng nhái trên thị trường. Do đó rất cần các cơ quan có thẩm quyền can thiệp và bảo hộ thương hiệu, bảo vệ doanh nghiệp cũng là bảo vệ người tiêu dùng.

Chính phủ cần định hướng vào xuất khẩu, hỗ trợ cho các DN xuất khẩu nước giải khát, có chính sách thu hút đầu tư, tăng cường đầu tư cho công tác thiết kế, in ấn bao bì để đủ sức cạnh tranh với mẫu mã của các mặt hàng nước giải khát ngoại nhập.

Đồng hành cùng những nỗ lực trong hoạt động xây dựng, khuếch trương và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp ngành nước giải khát, những lễ tuyên dương doanh nghiệp xuất sắc nhằm tôn vinh giá trị của thương hiệu nước giải khát Việt cũng là củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào những sản phẩm nội. Phát động các phong trào,

46 tuyên truyền vận động người dân phát huy tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

47

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒA (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)