Hàm lượng lưu huỳnh dư lượng trong nguyên liệu

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số CHỈ TIÊU vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU sản XUẤT TRÀ hỗ TRỢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Hàm lượng lưu huỳnh dư lượng trong nguyên liệu

Để kéo dài thời gian bảo quản dược liệu người dân sản xuất thường sử dụng phương pháp xông lưu huỳnh để giúp cho dược liệu không thối úng, không bị mộc, bị mọt. Nếu sử dụng hàm lượng lưu huỳnh vượt mức cho phép của bộ y tế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng. Chính vì vậy, em tiến hành khảo sát hàm lượng lưu huỳnh dư tồn trong dược liệu.

Bảng 3. 2.Kết quả hàm lượng lưu huỳnh dư tồn trong nguyên liệu

Mẫu Hàm lượng S dư tồn (mg/kg) Tiêu chuẩn quốc tế (mg/kg)

Ích mẫu 70 ± 1,1 < 150 Kỷ tử 70 ± 1,3 Long nhãn 100 ± 1.6 Hoa hồng 30 ± 1,3 Táo đỏ 40 ± 0,5 Trà hỗn hợp 70 ± 1,2

Qua Bảng 3.2 cho thấy hàm lượng lưu huỳnh dư tồn trong từ loại nguyên liệu: ích mẫu 70mg/kg, kỷ tử 70mg/kg, long nhãn 100 mg/kg, hoa hồng 30mg/kg, táo đỏ 40mg/kg và trà hỗn hợp là 70mg/kg. Lượng lưu huỳnh dư tồn thấp nhất trong mẫu hoa hồng 30mg/kg và cao nhất trong mẫu long nhãn 100mg/kg.

Long nhãn có độ ẩm cao, lượng đường cao nhất nên nguyên liệu này dễ bị ẩm mốc và các vi sinh vật gây bệnh phát triển, chính vì vậy cần một lượng lưu huỳnh cao để bảo quản nguyên liệu này nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép. Trong khi đó hoa hồng có độ ẩm thấp nhất nên khó bị ẩm mốc. Từ kết này cho thấy hoa hồng chỉ cần một lượng lưu huỳnh nhỏ để bảo quản.

Trong tất cả các kết quả phân tích từ những mẫu nguyên liệu sử dụng làm trà đều chứa hàm lượng lưu huỳnh dư tồn trong từng nguyên liệu và nguyên liệu hỗn hợp đều nhỏ hơn < 150 mg/kg. Dựa theo tiêu chuẩn hàm lượng lưu huỳnh dư tồn có trong dược liệu cho thấy tất cả nguyên liệu của chúng em đều đạt chuẩn.

Năm 2014, Trần Thị Hương đã nghiên cứu hàm lượng lưu huỳnh dư tồn có trong nhiều loại dược liệu ở xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên cho thấy hàm lượng dư tồn chứa trong nguyên liệu dao động từ 0,027% đến

43

0,776% [11]. Trong khi kết quả nghiên cứu của chúng em dao động từ 0,003% đến 0,01%. Dựa vào tiêu chuẩn quốc tế và nghiên cứu trên, chúng em cho rằng nguyên liệu của chúng em là đạt tiêu chuẩn.

Kết luận: Tất cả nguyên liệu có hàm lượng lưu huỳnh đều nằm trong giới hạn cho phép và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số CHỈ TIÊU vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU sản XUẤT TRÀ hỗ TRỢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)