Hàm lượng đường tổng trong nguyên liệu

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số CHỈ TIÊU vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU sản XUẤT TRÀ hỗ TRỢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Hàm lượng đường tổng trong nguyên liệu

Đường cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu giúp duy trì sự sống và các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Bất kỳ ai cũng cần bổ sung đầy đủ lượng đường mỗi ngày.

Khi đi vào cơ thể, đường sẽ chuyển hóa thành năng lượng, đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác. Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Đường khi hấp thụ vào cơ thể con người sẽ được dự trữ ở gan. Từ đó tạo nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể dưới dạng Glycogen và được huy động sử dụng khi cơ thể thiếu hụt năng lượng. nếu như sử dụng một lượng đường quá cao thì cũng ảnh hưởng đến một số bệnh lí như tiểu đường, tim mạch,…. Chính vì vậy, chúng em tiến hành khảo sát hàm lượng đường tổng có trong nguyên liệu.

Bảng 3.5.Hàm lượng đường tổng trong nguyên liệu

Mẫu Hàm lượng đường tổng (mg/g)

Ích mẫu 1,2 ± 0,1

Kỷ tử 5,7 ± 0,2

Táo đỏ 10,5 ± 0,7

Long nhãn 25,1 ± 0,3

Hoa hồng 5,1 ± 0,1

Qua Bảng 3.5 ta thấy hàm lượng đường tổng của từng loại nguyên liệu để sản xuất trà giao động từ 1,2 đến 25,1 mg/g. Trong đó hàm lượng đường trong long nhãn là cao nhất là 25,1 mg/g, theo Lê Đình Sáng trong long nhãn chứa thành phần glucose, saccarose chiếm 26,91%, 0,22% [22], ích mẫu có hàm lượng đường tổng thấp nhất là 1,2 mg/g. Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng đường trong nguyên liệu của chúng em thấp, nên phù hợp với những người bị tiểu đường.

3.6 Các hợp chất giảm đau có trong dược liệu.

Ngày nay có nhiều phương pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh, nhưng chủ yếu vẫn sử dụng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau hiện nay đa số chứa các thành phần Diclofenac, Acid mefenamic, Paracetamol, Aspirin,...

48

Cơ quan chức năng hiện nay đã phát hiện nhiều bằng chứng về việc thuốc Đông Y cũng như các sản phẩm từ nguồn dược liệu từ tự nhiên không rõ nguồn gốc bán trôi nổi trên thị trường có trộn thêm thành phần thuốc Tây để tăng “dược lực” cho sản phẩm, nhưng có thể gây tác dụng phụ bất lợi và cũng có thể gây ra nhưng hậu quả nặng nề cho người sử dụng.

Để chứng minh đây là nguồn dược liệu sạch, có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên chúng em tiến hành kiểm tra các hợp chất Diclofenac, Acid mefenamic, Paracetamol, Aspirin có trong nguyên liệu. Chúng em tiến hành phân tích các hợp chất trên có trong nguyên liệu bằng phương pháp HPLC.

Hình 3.3.Phổ HPLC chuẩn của các chất gồm Diclofenac, Acid mefenamic,

Paracetamol, Aspirin

Kết quả phân tích chất chuẩn được thể hiện ở Hình 3.3,cho thấy: + Thời gian lưu của chất chuẩn Diclofenac là 15,24 phút

+ Thời gian lưu của Acid mefenamic là 20,962 phút + Thời gian lưu của Paracetamol là 8,33 phút

49

Kết quả phân tích HPLC của từng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất trà:

Hình 3.4.Phổ HPLC của Táo Đỏ

+ Kết quả phân tích HPLC của táo đỏ được thể hiện ở Hình 3.4, mẫu táo đỏ có các thời gian lưu lần lượt là 3,076 phút; 3,205 phút ; 3,767 phút; 3,923 phút; 4,899 phút; 10,029 phút và 31,537 phút.

Hình 3.5.Phổ HPLC của Long nhãn

+ Kết quả phân tích HPLC của long nhãn được thể hiện ở Hình 3.5, mẫu long nhãn có các thời gian lưu lần lượt là 3,025phút; 3,903 phút ; 4,221 phút; 4,481 phút; 4,896 phút; 6,961 phút; 7,501 phút và 31,504 phút.

50

Hình 3.6.Phổ HPLC của Ích Mẫu

+ Kết quả phân tích HPLC của ích mẫu được thể hiện ở Hình 3.6, mẫu ích mẫu có các thời gian lưu lần lượt là 3,931phút; 4,244 phút ; 4,917 phút; 6,388 phút; 9,163 phút; 10,180 phút; 11,270 phút và 14,875 phút.

Hình 3.7.Phổ HPLC của Kỷ tử

+ Kết quả phân tích HPLC của kỷ tử được thể hiện ở Hình 3.7, mẫu kỷ tử có các thời gian lưu lần lượt là 3,921phút; 4,239 phút ; 4,911 phút; 9,169 phút và 11,277 phút.

51

Hình 3.8.Phổ HPLC của Hoa hồng

+ Kết quả phân tích HPLC của hoa hồng được thể hiện ở Hình 3.8, mẫu hoa hồng có các thời gian lưu lần lượt là 3,002phút; 3,202 phút ; 3,932 phút; 4,909 phút; 5,241 phút; 6,809 phút, 7,364 phút; 8,296 phút và 31,529 phút.

Hình 3.9.Phổ HPLC của Trà hỗ hợp

+ Kết quả phân tích HPLC của trà hỗ hợp được thể hiện ở Hình 3.9, mẫu trà hỗn hợp có các thời gian lưu lần lượt là 3,891phút; 4,205 phút; 4,881 phút; 6,311 phút; 9,108 phút; 9,648 phút, 9,805 phút; 9,948 phút, 10,112 phút, 11,201 phút và 14,839 phút.

Kết quả phân tích HPLC ở từng nguyên liệu cũng như trà hỗn hợp trong cùng một điều kiện đo cho thời gian lưu mẫu không giống thời gian lưu của các mẫu đối

52

chứng. Từ kết quả trên, chúng em không phát hiện hợp chất Diclofenac, Acid mefenamic, Paracetamol, Aspirin có trong nguyên liệu Hình 3.3. Do đó chúng em khẳng định rằng nguyên liệu trà của chúng em không chứa các thành phần thuốc giảm đau tổng hợp và có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên.

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số CHỈ TIÊU vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU sản XUẤT TRÀ hỗ TRỢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)