5. Kết cấu đề tài
2.3.2.3. Phân tích hoạt động cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.6: Tình hình cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại NMTHMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 870.785 100 986.902 100 1.077.696 100 116.117 13,33 90.794 9,20 DNTN 206.985 23,77 217.611 22,05 228.148 21,17 10.626 5,13 10.537 4,84 Công ty 461.153 52,96 529.670 53,67 596.181 55,32 68.517 14,86 66.511 12,56 TNHH Công ty Cổ phần 115.379 13,25 139.153 14,10 176.203 16,35 23.774 20,61 37.050 26,63 DSTN 700.271 100 932.537 100 1.038.380 100 232.266 33,17 105.843 11,35 DNTN 140.895 20,12 192.009 20,59 217.748 20,97 51.115 36,28 25.739 13,41 Công ty 376.536 53,77 515.320 55,26 589.28 56,75 138.784 36,86 73.960 14,35 TNHH Công ty Cổ phần 86.133 12,30 127.012 13,62 158.353 25,25 40.878 47,46 31.341 24,68 Dư nợ 673.156 100 727.521 100 766.837 100 54.365 8,08 39.316 5,54 DNTN 95.454 14,18 121.055 16,64 131.455 17,14 25.602 26,82 10.400 8,59 Công ty 368.822 54,79 383.172 52,67 390.073 50,87 14.350 3,89 6.901 1,80 TNHH Công ty Cổ phần 77.817 11,56 89.959 12,37 107.810 14,06 12.143 15,60 17.850 19,84 Nợ xấu 6.506 100 6.698 100 6.915 100 192 2,95 217 3,24 DNTN 897 14,02 1.065 15,90 1.183 17,11 139 15,01 118 11,08 Công ty 3.577 54,16 3.486 52,05 3.471 50,20 -91 -2,54 -15 -0,43 TNHH Công ty Cổ phần 747 11,31 882 13,17 981 14,19 135 18,07 99 11,22 Tỷ lệ nợ xấu 0,97 0,92 0,90 DNTN 0,96 0,88 0,90 Công ty 0,97 0,91 0,89
TNHH Công ty Cổ phần
0,96 0,98 0,91
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt)
Ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014 có gần 14.000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm đến 90% và loại hình doanh nghiệp chủ yếu của đối tượng này là công ty TNHH. Qua bảng số liệu ta thấy Chi nhánh đã nắm bắt rất tốt xu hướng này trong nền kinh tế hiện nay.
DSCV đối với công ty TNHH tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trong cao nhất, chiếm hơn 50% trong tổng DSCV của hoạt động cho vay đối với DNNVV. Cụ thể là năm 2012 DSCV đối với công ty TNHH đạt 461.153 triệu đồng; sang năm 2013 tăng 14,86% so với năm 2012, đạt 529.670 triệu đồng; đến năm 2014 đạt 596.181 triệu đồng, tăng 12,56% so với năm 2013.
DSTN cho vay đối với công ty TNHH cũng tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 376.536 triệu đồng; năm 2013 tăng lên 138.784 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 36,28% so với năm 2012, đạt 515.320 triệu đồng; đến năm 2014 tiếp tục tăng lên 73.960 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,35% so với năm 2013, đạt 589.280 triệu đồng. Có thể thấy rằng DSTN từ cho vay công ty TNHH tăng nhanh vào năm 2013 và tăng chậm hơn vào năm 2014, Chi nhánh cần nỗ lực hơn để hoàn thiện công tác thu nợ để DSTN có thể tăng cao hơn.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tình trạng dư nợ cho vay đối với DNNVV theo loại hình doanh nghiệp của OCB-TV
Dư nợ đối với cho vay DNNVV theo loại hình công ty TNHH cũng có xu hướng tăng qua các năm, được thể hiện qua biểu đồ 2.2 ở trên. Cụ thể là năm 2012 dư nợ đối với cho vay loại hình công ty TNHH đạt 368.822 triệu đồng chiếm 54,79% tổng dư nợ. Năm 2013 tăng 14.350 triệu đồng, tăng 3,89% so với năm 2012, đạt 382.172 triệu đồng, chiếm 52,67% tổng dư nợ. Qua đến năm 2014 tăng lên 6.901 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,80% so với năm 2013, đạt 390.073 triệu đồng và chiếm 50,87% tổng dư nợ. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của cho vay công ty TNHH đều giảm qua 3 năm 2012-2014. Nợ xấu giảm từ 3.577 triệu đồng vào năm 2012 xuống 3.471 triệu đồng vào năm 2014, nợ xấu giảm rất ít và Chi nhánh cần nỗ lực để giảm nợ xấu luôn mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 0,97%; năm 2013 là 0,91% và năm 2014 là 0,89%.
Ta thấy tỷ trọng tăng qua các năm của dư nợ trong cho vay công ty TNHH nhưng tăng rất ít. Hiện nay các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu là các công ty TNHH vì thủ tục, hồ sơ đăng ký cũng như cơ chế hoạt động này đơn giản hơn công ty cổ phần rất nhiều. Bên cạnh đó, các công ty Cổ phần sẽ bị phân tán quyền hạn theo mức độ cổ phiếu đóng góp của cổ đông nên không có sự thống nhất trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp cũng như đề ra các chiến lược dài hạn. Trong khi đó Công ty TNHH lại chiếm ưu thế hơn vì phần lớn quyền lực tập trung vào tay chủ doanh nghiệp và có sự nhất quán trong việc phân công, điều phối công việc, từ đó dẫn đến các công ty TNHH được lập ra ngày càng nhiều, khẳng định ưu thế cũng như năng lực hoạt động. Vì thế, Chi nhánh rất chú trọng đến loại hình doanh nghiệp này và luôn tạo điều kiện tốt nhất để các công ty này tiếp cận vốn tại Chi nhánh nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty và đem lại lợi nhuận ổn định cho bản thân Chi nhánh.
Tỷ trọng đứng thứ hai là DNTN, có DSCV chiếm trên 20% DSCV. DSCV, DSTN và dư nợ đều tăng qua các năm 2012-2014; cụ thể năm 2013: DSCV tăng 10.626 triệu đồng tương ứng với tăng 5,13%, DSTN tăng 51.115 tương ứng với tăng
36,28%; dư nợ tăng 25.602 triệu đồng tương ứng với tăng 26,82% so với năm 2012. Năm 2014: DSCV tăng 10.537 triệu đồng tương ứng tăng 4,84%; DSTN tăng 25.739 triệu đồng tương ứng tăng 13,41%; dư nợ tăng 10.400 tương ứng tăng 8,59% so với năm 2013. Nợ xấu từ 926 triệu đồng vào năm 2012, năm 2014 lên đến 1.183 và tăng 11,08% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 0,94%, giảm vào năm 2013 và ở mức 0,88% và tăng vào năm 2014 và ở mức 0,90%. Qua phân tích, ta thấy được DSCV tăng trong giai đoạn 2012-2014 nhưng tăng rất ít, nguyên nhân là do Chi nhánh đã tăng việc cho vay đối với DNTN nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, dư nơ cũng tăng chứng tỏ Chi nhánh đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các DNTN, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận được nhiều vốn hơn tại Chi nhánh để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.
DSCV, DSTN và dư nợ của Công ty Cổ phần cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cho vay DNNVV. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khách, các loại hình này cũng đóng góp một phầ trong việc làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh.
Nhìn chung nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay đối với DNNVV đều có hướng giảm, đây cũng là điều mà các cá bộ nhân viên của Chi nhánh luôn cố gắng để làm giảm nợ xấu đối với loại hình này. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đối với Công ty Cổ phần còn cao, vì vậy Chi nhánh cần có những chính sách cũng như đưa ra các giải pháp trong việc quản lý nợ để nhằm giảm nợ xấu một cách tối ưu nhất.