5. Kết cấu đề tài
2.4.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả khả quan mà OCB-TV đạt được thì vẫn còn những mặt hạn chế còn tồn tại:
- Quy trình cho vay đã được cải thiện song vẫn còn nhiều thiếu sót, áp lực về thời gian thẩm định phương án kinh doanh, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ lãnh đạo Ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải nhiều khó khăn. Trong một khoảng thời gian ngắn, cán bộ tín dụng không thể xác minh đầy đủ, chính xác các thông tin, từ đó không đánh giá được tình hình của khách hàng.
- Hiện nay một số các DNNVV không có tài sản đảm bảo đủ để đảm bảo cho nhu cầu cho vay vốn của doanh nghiệp, các DNNVV có mức vốn ban đầu thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu về TSĐB của ngân hàng. Việc Chi nhánh hạn chế cho các doanh nghiệp này vay làm cho các doanh nghiệp không đủ vốn để mở rộng hoạt động SXKD, cũng như Chi nhánh mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.
- Chính sách quảng cáo, truyền thông, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, lãi suất, chính sách cho vay vốn, chính sách ưu đãi đến với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi. Vì Chi nhánh chưa chú trọng đến việc thực hiện các chính
sách quảng bá sản phẩm và Chi nhánh trên các phương tiện truyền thông làm cho các DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về ngân hàng cũng như sản phẩm, cơ chế cho vay, lãi suất, chính sách ưu đãi của Chi nhánh.
- Việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Hiện nay, các cán bộ nhân viên của Ngân hàng phần lớn tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ thường thiếu kinh nghiệm trong công việc, bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với DNNVV. Một số cán bộ có thâm niên nhưng thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào trong công việc còn hạn chế. Bên cạnh đó nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng không đủ hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn đó để xác định hiệu quả kinh tế của dự án. Trong quá trình cho vay, nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và chưa có cái nhìn toàn diện về hiệu quả kinh tế của phương án vay vốn mà DNNVV đưa ra dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội trong phát triển khách hàng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT
3.1. Định hướng phát triển phát triển của OCB-TV
Mục tiêu của OCB là phấn đấu trở thành một Chi nhánh hoat động hiệu quả, giữ vững thị phần tín dụng cao trên địa bàn Đà Nẵng, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần phục vụ tốt quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhằm thực hiện mục tiêu trên thì Chi nhánh cần tập trug thực hiện các phương hướng nhiệm vụ chỉ yếu sau:
- Điều hành linh hoạt, nhạy bén các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các dự án có hiệu quả, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của thành phố Đà Nẵng. Tăng cường công tác tiếp thị để thu hút khách hàng lớn, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô thanh toán qua ngân hàng.
- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với các khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế nhằm tăng thị phần, thay đổi cơ cấu huy động vốn, trong đó tăng tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp, các nguồn vốn có kỳ hạn dài…
- Tích cực thực hiện cơ cấu lại cân đối tài chính của Chi nhánh thông qua việc xử lý tài sản tồn đọng một cách có hiệu quả. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt cơ chế, quy định, ngăn ngừa tình trạng gia tăng nợ xấu và các vi phạm pháp luật.
- Đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để vừa phát triển thêm dịch vụ ngân hàng, vừa xây dựng cơ sở và điều kiện để hội nhập với các ngân hàng trong nước và khu vực. Thực hiện triển khai hoạt động kinh
doanh đối ngoại, trong đó chú trọng đào tạo, phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Ngân hàng cần tập trung hơn nữa công tác nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng mở rộng, theo việc xếp loại khách hàng, luôn quản lý chặt hạn mức tín dụng và chuyển sang đầu tư mạnh vào doanh nghiệp, giữ vững cân đối nguồn vốn sử dụng trung và dài hạn.
- Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm ngân hàng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Tạo sự khác biệt giữa ngân hàng mình với ngân hàng khác trên địa bàn.
3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay DNNVV tại ngân hàngPhương Đông – chi nhánh Trung Việt Phương Đông – chi nhánh Trung Việt
3.2.1. Hoàn thiện quy trình cho vay DNNVV
DNNVV thường có quy mô hoạt động nhỏ, trình độ quản lý còn hạn chế, hệ thống sổ sách không rõ ràng, nhu cầu món vay nhỏ… Do vậy để DNNVV có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng hơn, ngân hàng cần xây dựng quy trình, thủ tục vay vốn phù hợp với điều kiện và nhu cầu vay vốn của DNNVV. Trong quá trình xây dựng quy trình cho vay, ngân hàng cần chú ý giảm bớt các thủ tục không cần thiết, xử lý nhanh chóng các thủ tục và có thể xử lý các thủ tục cùng một lúc để đáp ứng như cầu vốn kịp thời của các DNNVV.
Chi nhánh hoàn thiện quy trình bằng việc thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay, chú trọng những nội dung cần thiết. Thực tế đã chứng mình, thủ tục vay vốn phức tạp làm cho khách hàng cảm thấy phiền hà, rắc rối, gây e ngại cho khách hàng, hạn chế khách hàng đến với ngân hàng. Nhiều giấy tờ, nhiều con dấu… rất phức tạp cho DNNVV đặc biệt là đối với các món vay nhỏ, làm chi phí đối với món vay nhỏ tăng lên. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên rút ngắn thời gian xét duyệt vốn vay, vì nhu cầu vay vốn của DNNVV chủ yếu là để SXKD, thời gian quay vòng vốn nhanh. Do đó, nếu thời gian vay vốn kéo dài sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề khó khăn nhất khi DNNVV vay vốn là tài sản không đủ giấy tờ cần thiết hoặc bị đánh giá quá thấp so với thực tế hoặc không đủ TSĐB. Chi nhánh vẫn còn e ngại trong cho vay không bằng TSĐB, các cán bộ tín dụng có tâm lý lo lắng về các khoản nợ quá hạn, nợ xấu nên thường dùng TSĐB là khoản thu nợ cuối cùng. Do đó, muốn đẩy mạnh cho vay thì Chi nhánh cần áp dụng mạnh dạn các hình thức đảm bảo khác nhau.
Qua đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNVV theo hình thức đảm bảo, ta có thể thấy được rằng tỷ lệ nợ xấu đảm bảo không bằng TS qua 3 năm 2012-2014 của Chi nhánh có xu hướng giảm, vì vậy Chi nhánh nên tăng cường hình thức cho vay có đảm bảo không bằng TS. Một trong những hình thức cho vay có đảm bảo không bằng tài sản được áp dụng phổ biến hiện nay là hình thức cho vay tín chấp. Đây là hình thức cho vay dựa trên uy tín và kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Hình thức này hiện nay chỉ được các ngân hàng áp dụng cho các khách hàng có quan hệ lâu năm và thân thiết với ngân hàng. Để mở rộng cho vay DNNVV, Chi nhánh có thể áp dụng hình thức cho vay này đối với các DNNVV. Tuy nhiên, để có thể cho vay được thì các DNNVV phải cam kết về mục đích sử dụng, phải cung cấp đầy dủ số liệu thực tế chứng minh tình hình tài chính của mình là lành mạnh, có phương án SXKD hiệu quả và ổn định trên thị trường. Bên cạnh đó, cần có một tổ chức có uy tín đứng ra bảo lãnh cho DNNVV, bảo đảm trả nợ thay doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả được nợ. Và sự ra đời của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thành phố Đà Nẵng chính là cơ sở cho việc phát triển hình thức cho vay tín chấp, bảo lãnh; mở ra giải pháp thúc đẩy cho vay DNNVV.
3.2.3. Tăng cường chính sách khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ ngân hàng nào. Để thu hút được khách hàng, công tác khách hàng của ngân hàng cần phải:
- Ngân hàng nên xúc tiến việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Đánh giá, phân loại khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn về năng lực tài chính, về vị thế và uy tín của doanh nghiệp của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua việc đánh giá xếp loại giúp ngân hàng đưa ra được chính sách cụ thể cho từng đối tượng khách hàng như: quy định về hạn mức cho vay, lãi suất cho vay, chính sách quản lý món vay hiệu quả.
- Ngân hàng thẩm định các dự án đầu tư và xem xét tính khả thi của phương án SXKD. Giải ngân nhanh cho khách hàng vay vốn bằng nhiều hình thức: tiền mặt, chuyển khoản…
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Việc kiểm tra, giám sát vốn vay phải được kiểm tra thường xuyên xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án SXKD, quá trình SXKD có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không.
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ ngân hàng cần:
- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.
- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.
- Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ hoặc các khóa học nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để
nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
- Quan tâm tới việc tạo động lực trong hoạt động của các cán bộ tín dụng bằng những chế độ thưởng phạt rõ ràng và kịp thời, đây cũng là động lực khuyến khích họ làm việc hăng say, giúp tăng nhiệt huyết, lòng yêu nghề và sự trung thành muốn gắn bó lâu dài với Chi nhánh.
3.2.5. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin
Để có thể hoàn thiện hệ thống thông tin, Chi nhánh, cần nắm bắt được những yêu cầu thông tin như: thông tin về thị trường, về khách hàng, thông tin về rủi ro, thông tin về môi trường kinh doanh… Khi phân tích để cải tiến công nghệ cần xem xét kỹ nhằm đảm bảo tính chân thực của dự đoán. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng toàn diện, thích ứng với xu thế tác động của thị trường.
Khi công nghệ thông tin hoàn thiện sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có nhiều thuận lợi khi phân tích dòng tiền tương lai, nâng cao được khả năng đánh giá tính hợp lý của những dự đoán. Sự tiến bộ về phương pháp hiện đại hóa công nghệ thông tin của Chi nhánh tạo điều kiện tốt nhất cho sự khẳng định vị thế trong cạnh tranh với các ngân hàng khác.
3.3. Một số kiến nghị về hoạt động cho vay đối với DNNVV tại ngân hàngPhương Đông – chi nhánh Trung Việt Phương Đông – chi nhánh Trung Việt
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ thúc đẩy trong việc quản lý và hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng.
- Mặc dù hiện tại Chính phủ đã đưa ra một số văn bản để điều chỉnh, hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động các DNNVV nhưng những gì thực hiện được theo văn bản này còn rất hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra các văn bản pháp lý riêng cho từng khu vực kinh tế cụ thể và có sự phối hợp giám sát chặt chẽ của các cấp
quản lý ban, ngành tại mỗi địa phương để có sự thống nhất làm việc để theo kịp tiến độ đã đề ra.
- Ngoài ra trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành những điều luật quan trọng liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng vẫn còn những thiếu sót. Vì vậy Chính phủ cần sửa đổi quy định về vấn đề phát mại, bán đấu giá TSĐB của NHTM và hỗ trợ ngân hàng trong các trường hợp xử lý TSĐB qua Tòa án để thu hồi nợ vay.
3.3.2. Đối với Nhà nước
- Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra tính tuân thủ cũng như phát hiện những dấu hiệu rủi ro trong hoạt động cho vay DNNVV của các NHTM. Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế.
- Các quy định về xử lý TSĐB và việc phối hợp thực hiện cần được xem xét sửa đổi nhằm giúp các NHTM có thể đẩy nhanh việc xử lý nợ và thu hồi nợ.
- Nghiên cứu áp dụng công cụ hữu hiệu giám sát thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng.
- Đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
3.3.3. Đối với ngân hàng Hội sở
- Ngân hàng nên thường xuyên cử các đoàn thanh tra kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các hoạt động thẩm định tại ngân hàng, tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn cho cán bộ tín dụng nhằm mục đích nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm.
- Ngân hàng cần nghiên cứu nới lỏng điều kiện cho vay vốn. Nếu ngân hàng thực hiện đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ vào tình hình khả thi và hiệu quả của dự án, phương án SXKD thì sẽ khắc phục được tình trạng thiếu TS thế chấp của DNNVV và như vậy sẽ thu hút được các DNNVV vay vốn.
- Tiếp tục mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho các cán bộ nhân viên ngân hàng. Từng bước chuẩn hóa cán bộ ngân hàng, trước hết là cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo trực tiếp của chi nhánh. Có chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm khích lệ tinh thần công tác của các cán bộ nhân viên.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin và gia tăng việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế những tiêu cực. Bên cạnh đó, ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng một quy trình cho vay phù hợp với đặc thù của DNNVV với tiêu chí vừa bảo đảm an toàn cho nguồn vốn ngân hàng, vừa linh hoạt và tạo điều kiện thuận