Hoàn thiện thủ tục phân tích kiểm toán TSCĐ tại công ty Kiểm toán và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng XYZ (Trang 64 - 65)

Hình 3.1 Các ký hiệu dùng trong lưu đồ

3.4.2.Hoàn thiện thủ tục phân tích kiểm toán TSCĐ tại công ty Kiểm toán và

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG

3.4.2.Hoàn thiện thủ tục phân tích kiểm toán TSCĐ tại công ty Kiểm toán và

Kế toán AAC đối với khách hàng XYZ

Các thủ tục kiểm tra, phân tích đối với TSCĐ được áp dụng khá hạn chế trong quy trình kiểm soát TSCĐ, KTV chủ yếu dừng lại ở việc phân tích biến động năm nay so với năm trước. Ngoài ra, KTV còn có thể sử dụng nhiều tỷ số khác khi thực hiện kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ. Việc tính toán, xem xét biến động của các tỷ số đối với tài sản có thể giúp kiểm toán viên đánh giá được tính hợp lý chung đối với biến động TSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể sử dụng các tỷ số sau:

Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng tài sản cố định: Các tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị của từng loại TSCĐ chia cho tổng giá trị TSCĐ. Tỷ số này phản ánh tính hợp lý trong cơ cấu tài sản cố định. Sự thay đổi trong cơ cấu khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thay đổi có thể là dấu hiệu phản ánh việc phân loại, ghi chép không chính xác về tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ: là tỷ số giữa doanh nghiệp với tổng nguyên giá TSCĐ bình quân. Tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định hiện có tại đơn vị. Khi tỷ số này giảm mạnh trong trường hợp doanh thu ít biến động, trong không có nghiệp vụ liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ nó có thể là dấu hiệu sai sót trong nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong kỳ.

Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu: Tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số này tăng cao trong khi vốn chủ sở hữu ít thay đổi, điều này có thể nhắc nhở KTV cần đi sâu kiểm tra các nghiệp vụ tăng trong kỳ, bởi có thể đã có nghiệp vụ tăng tài sản cố định không phù hợp trong kỳ.

Tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định: Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị TSCĐ, qua đó cho thấy khả năng thu hồi vốn đã đầu tư vào TSCĐ. Tỷ số này giảm trong khi lợi nhuận thuần ít thay đổi là dấu hiệu sai sót trong việc ghi tăng TSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc mua sắm và thanh lý TSCĐ có thể có thay đổi rất lớn giữa các năm, nhưng các thủ tục trên vẫn giúp kiểm toán viên nhận thức về xu hướng thay đổi và xem xét tính hợp lý chung của khoản mục TSCĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng XYZ (Trang 64 - 65)