Hình 3.1 Các ký hiệu dùng trong lưu đồ
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
3.4.3. Khắc phục hạn chế trong chứng kiến kiểm kê cuối kỳ của kiểm toán viên
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Trong chương trình kiểm toán mẫu mới nhất năm 2019 thì mẫu D730 được chia tách cụ thể cho từng loại TSCĐ như mẫu D730.1- Phụ lục 01 là chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình. Như vậy, so với chương trình kiểm toán mới được đưa vào áp dụng thì thủ tục chứng kiến kiểm kê ở chương trình mẫu cũ là chưa phù hợp khi các thủ tục kiểm kê hạn chế và có nhiều phần không phù hợp. Để áp dụng tốt hay thay đổi các thủ tục này thì Công ty AAC nên bổ sung một số thủ tục được cải thiện trong chương trình kiểm toán mẫu mới với những nội dung như sau:
Do thời gian kiểm toán và thời gian kiểm kê của doanh nghiệp không trùng khớp nhau, kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê tại doanh nghiệp, do vậy phải chấp nhận Biên bản kiểm kê TSCĐ do doanh nghiệp thực hiện.Để hạn chế rủi ro về số liệu kiểm kê mà doanh nghiệp cung cấp, công ty cần liên hệ với DN được
kiểm toán và lập kế hoạch bố trí kiểm toán viên thực hiện chứng kiến kiểm kê TSCĐ vào ngày kết thúc niên độ. Với số lượng khách hàng nhiểu, việc chứng kiến kiểm kê TSCĐ đối với toàn bộ khách hàng là rất khó khăn. Do vậy, công ty cần chọn những đối tượng khách hàng quan trọng để tiến hành bố trí kiểm toán viên chứng kiến kiểm kê.
Nếu chấp nhận kết quả kiểm kê TSCĐ của khách hàng, KTV cần đánh giá tính hợp lý của quy trình kiểm kê của khách hàng để đưa ra ý kiến về Biên bản kiểm kê TSCĐ. Kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau để đưa ra ý kiến đánh giá:
Tìm hiểu việc lập văn bản hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho những người có liên quan đến kiểm kê TSCĐ.
Yêu cầu khách hàng cung cấp quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê TSCĐ và sao lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Đảm bảo về tính độc lập giữa bộ phận quản lý TSCĐ với các thành viên trong Hội đồng kiểm kê.
Kiểm tra dấu hiệu của việc đối chiếu và chốt số liệu về TSCĐ giữa bộ phận kế toán và bộ phận quản lý TSCĐ.
Vào thời điểm thực hiện kiểm toán, KTV có thể thực hiện kiểm kê các TSCĐ có giá trị lớn hoặc chọn mẫu kiểm kê tài sản cố định có nghi vấn theo xét đoán của kiểm toán viên.
3.4.4. Hoàn thiện những yếu kém ở chương trình kiểm toán cũ còn tồn tại so với chương trình kiểm toán mẫu mới nhất
Chương trình kiểm toán tại AAC luôn được cập nhật và bám sát theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Việc thiết kế nhiều chương trình để phù hợp với từng loại doanh nghiệp là một công việc khó và đòi hỏi nhiều thời gian, nhất là đối với một công ty có nhiều khách hàng như AAC. Do đó, để khắc phục tình trạng này, trong quá trình lãnh đạo của công ty đưa ra thiết kế chương trình phù hợp hơn; AAC vẫn có thể sử dụng chương trình kiểm toán cũ. Theo những cập nhật mới nhất về chương trình kiểm toán mẫu VACPA 2019, Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC cần hoàn thiện thêm các yếu tố sau để giúp cho công tác kiểm toán tại công ty phù hợp với thị trường hiện tại cũng như giảm tải các áp lực kiểm toán vào thời điểm cuối năm với một số nội dung sau:
Tăng cường các biện pháp đánh giá rủi ro trong quy trình kiểm toán tại bước chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán như : Đánh giá rủi ro hệ thống kiểm soát nội bộ, các hệ số đánh giá rủi ro tài chính, đánh giá các rủi ro về mặt pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, môi trường kinh doanh để thực hiện hợp lý các thủ tục, không dàn trải, bỏ sót hay nhầm lẫn giữa các sai sót có trọng yếu hay phân bổ nguồn lực đồng đều với các rủi ro có sai sót không trọng yếu.
Thực hiện chặt chẽ các thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu KTV thực hiện kiểm toán cho một khách hàng có quy mô hoạt động nhỏ thì công ty nên thiết kế thủ tục kiểm soát tối thiếu để nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đó.
Xây dựng chu trình kiểm soát khoản mục TSCĐ hữu hình chi tiết, cụ thể như đánh giá các rủi ro trong công tác thanh lý, mua sắm, nhượng bán, cho thuê TSCĐ hữu hình riêng. Việc tách bạch các chu trình kiểm soát có thể giúp kiểm toán viên nhận định rõ hơn việc có rủi ro trọng yếu trong khoản mục TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp.
Thủ tục kiểm toán phục vụ cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính đó là: Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng,...(kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn hạn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng,...(thông qua phỏng vấn khách hàng, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế).
3.4.5. Các nội dung khác
Đối với các tài liệu, hồ sơ cần phía khách hàng cung cấp, kiểm toán viên cần liên lạc với khách hàng, gửi danh sách các tài liệu, hồ sơ cần thiết để đảm bảo tính kịp thời cho mỗi cuộc kiểm toán.
Sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá công tác lưu trữ, sắp xếp chứng từ của kế toán khách hàng. Từ đó đưa ra các tư vấn hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ tại đơn vị, vừa mang lại lợi ích cho khách hàng, vừa tiết kiệm thời gian cho các cuộc kiểm toán sau này trong việc tìm chứng từ liên quan.
Tuyển thêm nhân viên chuyên phụ trách mảng in ấn, đóng báo cáo và làm các thủ tục khác nhằm đảm bảo cho các báo cáo đã được ký duyệt được phát hành và
chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời hạn quy định. Điều này góp phần nâng cao uy tính của Công ty và giữ được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Mặt khác, giảm áp lực công việc cho các KTV, giúp cho các KTV cảm thấy thoải mái và yên tâm là báo cáo đã được gửi đến khách hàng đúng thời hạn.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Bản thân em đã được các anh, chị trong Công ty hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong công tác kiểm toán tại các đơn vị khách hàng. Thời gian thực tập giúp em áp dụng lý thuyết học tập tại trường vào thực tiễn. Và khi tham gia trực tiếp thực hiện soát xét, viết giấy làm việc của các khoản mục mà trưởng đoàn kiểm toán tại đơn vị thực tập yêu cầu, giúp em có nhiều điều cần học hỏi, trao dồi cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Cùng với kiến thức học tập tại trường kết hợp thực hành thực tế tại đơn vị thực tập, bản thân em nhận thấy khoản mục TSCĐ đóng vai trò quan trọng khi trình bày trên BCTC của DN. Để tạo chất lượng và sự hiệu quả trong công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ, cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh. Với những hiểu biết của bản thân về công ty, một số ưu và nhược điểm nêu tại Chương 3 là những ý kiến đóng góp nhằm giúp công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và quy trình kiểm toán nói chung được hoàn thiện hơn.
Với những ý kiến đóng góp được nhìn nhận trong suốt quá trình thực tập. Những kiến nghị mà em đưa ra hoàn toàn mang tính chủ quan và sự hạn chế về khả năng, kinh nghiệm nghề nghiệp. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các anh, chị KTV tại đơn vị để giúp em hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn đến Quý Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ và trân trọng cảm ơn đến Thầy PGS.TS Phan Thanh Hải đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đà Nẵng, ngày...tháng...năm 2020 Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính, “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 03 – TSCĐ hữu hình”, năm 2001, ban hành và công bố theo Quyết định sô 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
2. Bộ tài chính, “Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)”, năm 2012, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT – BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ tài chính. 3. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), năm 2019: Chương trình kiểm toán mẫu VACPA 2019 theo Quyết định số 498-2019/VACPA ngày 01 tháng 11 năm 2019
4. Bộ tài chính, năm 2014: Thông tư 200/2014/TT – BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
5. Bộ tài chính, năm 2013: Thông tư 45/2013/TT – BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
6. Bộ tài chính, năm 2016: Thông tư 147/2016/TT – BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 45/2013/TT – BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
7. Các tài liệu làm việc của Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.
8. Phan Thị Hằng, năm 2017: “Hoàn thiện công tác Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh (AISC) – CN Đà Nẵng thực hiện đối với khách hàng ABC”, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Duy Tân.
9. Các bài viết về kiểm toán trong trang web khoa kế toán trường đại học Duy Tân 10. Trang web: http://apt.edu.vn/
11. Trang web: http://www.kiemtoan.com.vn/ 12. Trang web: http://www.webketoan.vn/ 13. Trang web: http://www.luatvietnam.vn/
Phụ lục 01: D730.1 Mẫu chương trình kiểm toán mẫu VACPA 2019 Phụ lục 02: A120 – Chấp nhận và giữ khách hàng cũ
Phụ lục 03: A210 – Hợp đồng kiểm toán
Phụ lục 04: A230 – Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán Phụ lục 05: A240 – Danh mục tài liệu cần cung cấp
Phụ lục 06: A250 – Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán
Phụ lục 07: A260 – Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán viên Phụ lục 08: A270 – Soát xét tính độc lập và biện pháp bảo vệ
Phụ lục 09: A280 – Trao đổi với nhóm kiểm toán về kế hoạch kiểm toán Phụ lục 10: A290 – Trao đổi với BGĐ và cá nhân khác
Phụ lục 11: A291 – Trao đổi với BQT
Phụ lục 12: A292 – Thư trao đổi BQT về tính độc lập
Phụ lục 13: A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Phụ lục 14: A610 – Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp Phụ lục 15: A620 – Trao đổi với BGĐ về gian lận
Phụ lục 16: A710 – Xác định mức trọng yếu KH – TH Phụ lục 17: A910 – Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Phụ lục 18: B110 – Danh mục kiểm tra hoàn thành Phụ lục 19: B140 – Hình thành ý kiến kiểm toán Phụ lục 20: B310 – Báo cáo kiểm toán
Phụ lục 21: B410 – Tổng hợp kết quả kiểm toán
Phụ lục 22: B411 – Trao đổi với BGĐ đơn vị về kết quả kiểm toán Phụ lục 23: B420 – Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối Phụ lục 24: B440 – Thư giải trình của BGĐ
PHỤ LỤC 7: A260 – Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán viên
PHỤ LỤC 16: A710 – Xác định mức trọng yếu KH - TH
Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán
Phụ lục 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phụ lục 03: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phụ lục 04: Thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 168 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. Đà Nẵng, ngày ...tháng ... năm 2020 (Ký tên, đóng dấu)
Trang 169
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Trang 170 ... .. Đà Nẵng, ngày ...tháng ... năm 2020 (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Trang 171 ... ... ... ... ... ... .. Đà Nẵng, ngày ...tháng ... năm 2020 (Ký tên, đóng dấu)