Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 27 - 30)

1.2.1.Những vấn đề đã được nghiên cứu, luận án có thể và cần phải kế thừa

Thứ nhất, về lý luận, một số công trình nghiên cứu về TNXH của DN đã giải quyết một số vấn đề lý luận chung về TNXH của DN, đề cập đến các khái niệm cơ bản, lợi ích và các tiêu chí đánh giá. Các công trình này đi sâu vào nghiên cứu TNXH của DN theo công ước quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp

luật Việt Nam. Tuy nhiên, do mục đích, đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên các công trình này không đề cập đến lý luận việc TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Có thể khẳng định rằng, đây là các công trình cốt lõi, là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp thu để giải quyết vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNXH của DN. Các kết quả của những công trình nghiên cứu này là những giá trị khoa học quan trọng để luận án kế thừa trong quá trình nghiên cứu về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Hơn thế nữa, những kết quả nghiên cứu đó cũng sẽ gợi mở để Luận án đánh giá sâu sắc hơn trên quan điểm cá nhân nhằm giải quyết một cách hệ thống các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

Thứ hai, về thực trạng, các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều hạn chế từ thực trạng TNXH của DN ở Việt Nam như: i) Nhiều luật và văn bản luật chưa được ban hành nên thiếu chế tài xử phạt, các doanh nghiệp thờ ơ và thiếu hiểu biết về nghĩa vụ thực thi pháp luật cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực QCN; ii) Rất nhiều DN trong nước vẫn chưa nhận thức được tầm ảnh hưởng của việc thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN, những lợi ích mà DN có thể đạt được từ việc thực hiện TNXH của DN; iii) Các doanh nghiệp còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong việc xây dựng bộ quy tắc thực hiện TNXH của DN trong bảo đảm QCN và áp dụng bộ quy tắc này vào hoạt động kinh doanh, cũng như đưa nó trở thành chiến lược, sứ mạng hay tầm nhìn lâu dài của công ty;

iv) Các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm nhiều đến TNXH của DN trong bảo đảm QCN, chưa nắm được các tiêu chí đánh giá TNXH của DN nên bị hạn chế rất nhiều khi đưa doanh nghiệp tham gia vào các Giao ước, Hiệp hội ngành nghề quốc tế… Tuy nhiên, TNXH của DN gắn với việc bảo đảm QCN mang tính đa ngành, liên ngành, các công trình nghiên cứu thường chỉ tập trung chuyên sâu vào một vài khía cạnh tiêu biểu và cũng chưa tiếp cận dưới góc độ luật học nên thực trạng thực hiện về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN nói chung chưa được đề cập nhiều.

Thứ ba, về đề xuất các quan điểm và giải pháp: Một số giải pháp đã được đề xuất như: vai trò điều tiết của nhà nước đối với TNXH của DN, nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tổ chức các diễn đàn và hội thảo cho các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nhằm chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm thực hành lao động, cải thiện điều kiện làm việc, môi

trường làm việc và hệ thống sức khoẻ cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, tăng cường truyền thông trách nhiệm xã hội thông qua các giải thưởng cho các doanh nghiệp có sản phẩm thân thiện với môi trường…

1.2.2.Những vấn đề còn tranh luận hoặc chưa đặt ra nghiên cứu, luận án cần triển khai nghiên cứu

Từ những kết quả nghiên cứu được kế thừa, luận án sẽ tập trung làm rõ nội dung quan điểm luật học về TNXH của DN trong lĩnh vực QCN như khái niệm, đặc điểm, vai trò về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. TNXH của DN có rất nhiều phương diện và trên rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, theo tác giả luận án có 2 lĩnh vực đặc thù về bảo đảm QCN là: lao động và môi trường.

Luận án làm rõ nội dung về khái niệm luật mềm, một xu hướng nghiên cứu mới trong pháp luật hiện nay và có vị trí riêng trong học thuyết pháp lý quốc tế và trong thực tiễn của pháp luật quốc gia. Bản chất của TNXH CỦA DN vốn là những cam kết tự nguyện và không có tính ràng buộc pháp lý nên việc đưa luật mềm vào để giải quyết các cam kết không thực hiện hoặc vi phạm cam kết đã được áp dụng vào nhiều trường hợp trên thế giới.

Luận án làm rõ căn cứ để thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam như quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các công ước quốc tế và chương trình nghị sự mà Việt Nam phê chuẩn và tham gia, các bộ quy tắc ứng xử phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận án sẽ đánh giá những thành tựu đạt được của doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực QCN như văn bản pháp quy và cam kết của doanh nghiệp về 2 nội dung nêu trên.

Bên cạnh những thành tựu thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN, luận án sẽ chỉ ra những hạn chế và từ đó sẽ làm rõ những nguyên nhân của những tồn tại như nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, những sức ép cần thiết từ phía nhà nước, từ người lao động và xã hội, những yêu cầu của thị trường đối với TNXH của DN về bảo đảm QCN, về quan điểm và chính sách của doanh nghiệp, về hệ thống quản lý thực hiện TNXH của DN.

Đặc biệt từ những phân tích trên, luận án giải quyết những mâu thuẫn giữa việc lợi ích kinh tế với bảo đảm QCN, về vấn đề rà soát QCN trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp, các biện pháp khắc phục, bồi thường của doanh nghiệp đối

với các vụ việc vi phạm QCN. Phân tích các quy định pháp luật ở phương diện các văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc (luật cứng) và các điều ước, quy phạm không mang tính bắt buộc (luật mềm). Từ đó chỉ ra tính hiệu lực của các quy định pháp luật này trong thực tiễn đạt được đến đâu.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w