Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 32 - 52)

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngƣời nghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngƣời

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm, trong tiếng Anh được biểu đạt dưới hai thuật ngữ tương đối đồng nghĩa: “responsibility” và “accountability”. Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau, tuy nhiên giữa chúng có một sự khác biệt nhất định về phạm vi. Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility” thường được hiểu là việc phải làm, như là bổn phận, nghĩa vụ. Còn "accountability" có nghĩa rộng hơn responsibility, không chỉ có nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó. Accountability có thể được hiểu là tổng hợp của Trách nhiệm (responsibility), Khả năng biện minh (answerability) và Nghĩa vụ pháp lý (liability) [79, tr. 45]. “Trách nhiệm” theo nghĩa là accountability thể hiện khả năng của một cá nhân/tổ chức thừa nhận về những gì mình đã làm khi thực hiện một việc nào đó; đồng thời, nó bao hàm nghĩa vụ giải thích, báo cáo, thông tin, biện giải về những việc đó và những hệ quả, cũng như việc sẵn sàng chịu sự đánh giá, phán xét, thậm chí là trừng phạt cả về mặt pháp lý và đạo đức đối với những hệ quả đó.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “ trách nhiệm” cũng được hiểu tương đối đa nghĩa. Ở nghĩa rộng, trách nhiệm có thể được hiểu là khả năng của con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình, đồng thời là khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình, là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn phải làm, nên làm, được làm hoặc không được làm, có thể từ sự tự nguyện, tự giác hay buộc phải thực hiện do yêu cầu, đòi hỏi của các quy phạm xã hội (pháp luật, đạo đức…). Ở nghĩa hẹp hơn, trách nhiệm gắn liền với tính “ chịu trách nhiệm” với hàm ý là phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nào đó, là sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước mà cá nhân phải gánh chịu khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, tức là khi vi phạm trách nhiệm theo nghĩa tích cực. Như vậy, trách nhiệm có thể nhìn nhận từ khía cạnh tích cực hoặc từ khía cạnh tiêu cực. Từ phương diện pháp lý, cách hiểu thông dụng hiện nay xác

định “trách nhiệm” là chịu trách nhiệm, là sự gánh chịu phần hậu quả về những việc đã làm, với hàm nghĩa rằng chủ thể trách nhiệm phải chịu một thiệt hại nào đó. Nói cách khác, từ phương diện pháp lý, trách nhiệm được hiểu theo nghĩa tiêu cực– trách nhiệm pháp lý - đồng nghĩa với hậu quả bất lợi phải gánh chịu, là chịu trách nhiệm khi thực hiện không đúng trách nhiệm theo nghĩa là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn. Ví dụ, là công chức, nếu vi phạm pháp luật về công vụ, công chức sẽ phải chịu các hình thức xử lý kỷ luật hành chính (như khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc…) hay phải chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự… tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

Trách nhiệm xã hội là phạm trù được hình thành từ khái niệm trách nhiệm. Trong tiếng Anh, cụm từ trách nhiệm xã hội được biểu đạt là là Social Responsibility. Giới nghiên cứu ở Anh – Mỹ thiên về khuynh hướng hiểu TNXH là một sự cam kết (mang tính tự nguyện), trong khi giới nghiên cứu ở khu vực Châu Âu lục địa lại thiên về cách giải thích TNXH như một nghĩa vụ (mang tính bắt buộc). Một bên thì tin tưởng vào những hành động mang tính tự nguyện; còn phía bên kia thì lại đòi hỏi phải có các quy định chung. Tuy nhiên, cho đến nay, cách hiểu phổ biến về trách nhiệm xã hội được thừa nhận chung là “có trách nhiệm về mặt xã hội không chỉ là thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý có hiệu lực, mà còn phải đi xa hơn và đầu tư nhiều hơn cho nguon vốn con người, cho môi trường và cho các mối liên hệ với các thành phần có liên quan”. [79, tr.46]. Trên cơ sở đó, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc te (International Organization for Standardization - viết tắt là ISO ) đã đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội trong tiêu chuẩn ISO 26000, theo đó, trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của tổ chức/doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm:

1. Đóng góp cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội;

2. Tính đến những mong muốn của các bên liên quan;

3. Phù hợp với luật pháp và nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế;

4. Tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of

Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm tuy vẫn còn ít nhiều tranh luận nhưng trên những nét chung nhất được xem là một yếu tố quan trọng và được lồng ghép trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập quốc tế. Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, TNXH của DN (Corporate Social Responsibility hay TNXH của DN), được hiểu là “Cam ket của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh te bền vũng, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bang, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đong,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” [104]. Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, TNXH của DN là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. TNXH của DN còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển.

Trên thực tế, để đưa ra khái niệm đầy đủ, bao quát về TNXH của DN cần nhìn nhận TNXH của DN trên 4 khía cạnh liên quan đến toàn bộ quá trình vận hành của một doanh nghiệp:

Khía cạnh kinh te

Khía cạnh kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã

hội…Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.

Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm nội dung:

(1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình

Khía cạnh đạo đức

Khía cạnh đạo đức là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những

hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.

Khía cạnh từ thiện

Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, đóng góp cho các dự án của xã hội ngay cả khi họ không liên quan tới một doanh nghiệp cụ thể như quyên góp ủng hộ cho người nghèo, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng… Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm đạo đức so với các trách nhiệm khác là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu họ không thực hiện TNXH của DN mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.

Các khía cạnh trên dựa trên mô hình kim tự tháp về TNXH của DN của Archie Carroll và được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo lý thuyết của Caroll, các yếu tố này hình thành nên mô hình “kim tự tháp” TNXH của DN với các nghĩa vụ nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt từ dưới đáy lên đỉnh. Theo đó, bất kể các câu hỏi khác nhau về cách hành động thích hợp, TNXH của DN đều yêu cầu mọi doanh nghiệp phải nắm giữ bốn loại nghĩa vụ và phải đáp ứng chúng theo thứ tự: kinh tế, pháp lý, đạo đức và cuối cùng là từ thiện.

Hình 1. Mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Caroll Archie (1999)

Từ cách phân tích nói trên, một cách chung nhất, có thể hiểu TNXH của DN là sự cam ket và hành động thực te của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh te bền vũng, thông qua việc nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đong và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.

2.1.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người

Quyền con người và nhu cầu bảo đảm quyền con người

QCN (human rights)1 là một phạm trù đa diện. Theo cách hiểu của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về QCN (Office of High Commissioner for Human Rights – OHCHR)thì “quyền con người là nhũng bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại nhũng hành động (actions) hoặc sự b mặc (omissions) mà làm tổn hại đen nhân phẩm, nhũng sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người” [86, tr.1]. Bên cạnh đó, một cách hiểu khác cũng mang tính phổ biến cho rằng, quyền con người là nhũng sự được phép (entitlements) mà tất cả thành viên của cộng đong nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. [6, tr.37]

Như vậy, về bản chất, QCN là quyền vốn có của tất cả mọi người, bất kể quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ địa vị nào khác. Tất cả chúng ta đều được hưởng QCN như nhau mà không bị phân biệt đối xử. Những quyền này đều liên quan đến nhau, phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt. Chúng không bao giờ có thể bị lấy đi, mặc dù đôi khi chúng có thể bị hạn chế. Những quyền cơ bản này dựa trên các giá trị như nhân phẩm, sự công bằng, bình đẳng, tôn trọng và độc lập. Những giá trị này được xác định và bảo vệ bởi pháp luật, dưới các hình thức điều ước quốc tế, luật quốc tế thông thường, các nguyên tắc chung và các nguồn khác của luật quốc tế.

1 Liên quan đến khái niệm QCN, cần lưu ý rằng thuật ngữ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là QCN (theo tiếng thuần Việt) hoặc nhân quyền (theo Hán – Việt). Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền'' chính là “quyền con người” [37, tr. 1239]. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, đây là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về quyền con người.

QCN luôn cần phải được bảo đảm để thực thi trong thực tế. Trên cơ sở nhận thức chung của gia đình nhân loại, vào năm 1948, Tuyên ngôn quốc te về quyền con người (UDHR) nói chung được thừa nhận là nền tảng của luật nhân quyền quốc tế. Đây là sự ràng buộc pháp lý ở cấp độ quốc tế đối với chính phủ của các quốc gia nhằm bảo đảm QCN, theo đó, các quyền cơ bản và quyền tự do cơ bản là vốn có của tất cả mọi người, không thể thay đổi và áp dụng như nhau đối với mọi người, và mỗi người trong chúng ta được sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền, bất kể quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ địa vị nào khác. Tuyên ngôn khẳng định QCN là "một tiêu chuẩn thành tựu chung cho mọi dân tộc và quốc gia", nêu rõ các quyền dân sự, chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả con người được hưởng, cung cấp các chuẩn mực cơ bản về quyền con người mà mọi người nên tôn trọng và bảo vệ.

UDHR đã tạo ra cảm hứng để hình thành và phát triển Luật nhân quyền quốc tế hiện đại. UDHR, cùng với Công ước quốc te về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và hai Nghị định thư không bắt buộc và Công ước quốc te về các quyền kinh te, xã hội và văn hóa (ICESCR), tạo thành Bộ luật nhân quyền quốc tế. Từ

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 32 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w