doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con ngƣời trong lĩnh vực lao động
3.1.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động
Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã ghi nhận và bảo đảm NLĐ với tư cách là bảo đảm QCN trong lĩnh vực lao động. Điều này không chỉ nhằm mục đích bảo đảm sức lao động, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ mà còn phải bảo đảm cho họ trên nhiều phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, nhu cầu nghỉ ngơi, liên kết và phát triển trong môi trường xã hội lành mạnh và phát triển…NLĐ ngoài việc có đầy đủ các QCN, quyền công dân trong đó có quyền lao động và được bảo đảm cuộc sống khi tham gia quan hệ lao động thì còn có những quyền đặc trưng riêng:
Thứ nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đảm bảo các quyền lợi và nguyên tắc thiết yếu tại nơi làm việc
Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo các vấn đề công bằng, bình đẳng trong các quan hệ lao động, thể hiện qua các quy định: “Bảo đảm bình đẳng giới; quy định che độ lao động và chính sách xã hộ nham bảo vệ lao động nũ, lao động là người khuyet tật, người lao động cao tuổi, người lao động chưa thành niên” (Khoản 7 Điều 4 BLLĐ 2019); Cấm “phân biệt đối xử trong lao động” (Khoản 1 Điều 8 BLLĐ 2019).
Người lao động có quyền “tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc” (điểm a khoản 1 Điều 5 BLLĐ 2019).
Bên cạnh đó, việc xây dựng quan hệ lao động phải “được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau” (khoản 1 Điều 7 BLLĐ 2019)
Thứ hai, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về việc làm và đảm bảo việc làm của người lao động.
Bản thân người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. NLĐ được trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.
BLLĐ năm 2019 Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động (HĐLĐ) điện tử: Điều 14, ghi nhận thêm hình thức giao ket HĐLĐ thông qua phương tiện điện tử có giá trị như HĐLĐ bang văn bản.
Ngoài ra, với những trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là HĐLĐ (Điều 13).
BLLĐ 2019 cũng quy định về HĐLĐ
- NSDLĐ không được ký HĐLĐ để trừ nợ: Điều 17, quy định 01 trong những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là “Buộc người lao động thực hiện hợp đong lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động”.
- Không còn hợp đồng lao động mùa vụ: Điều 20, xác định chỉ có 02 loại HĐLĐ là HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ không xác định thời hạn:
•HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
•HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ loại HĐLĐ thời vụ ra khỏi các loại HĐLĐ mà người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) được phép ký kết.
Thứ ba, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội đối với người lao động.
Doanh nghiệp cần bảo đảm được các điều kiện làm việc trên nguyên tắc đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. BLLĐ 2019 có nhiều điểm mới về lương, thưởng như sau:
1. Người sử dụng lao động không được ép NLĐ dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác (Khoản 2 Điều 94)
NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. NSDLĐ không được:
- Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ;
- Ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định.
2. NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ vào mỗi lần trả lương
(Điều 95)
NSDLĐ trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó ghi rõ các nội dung sau đây:
- Tiền lương;
- Tiền lương làm thêm giờ;
- Tiền lương làm việc vào ban đêm;
- Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có);
3. Điểm mới về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương NLĐ (Điều 94) Về nguyên tắc, NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.6
6BLLĐ 2012, số tiền đền bù sẽ được tính theo lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương; nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
81
4. Người sử dụng lao động phải chịu chi phí mở tài khoản cho NLĐ neu trả lương qua ngân hàng (Điều 96)
NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.7
5. Tiền lương ngừng việc khi NLĐ phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hóa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh te
Theo Khoản 3 Điều 99 BLLĐ 2019, trong trường hợp này, hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.8
6. Thêm nhiều trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
Cụ thể, theo BLLĐ 2019, NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với NSDLĐ trong những trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Như vậy, so với quy định hiện hành, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì NLĐ được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương. Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp
7 BLLĐ 2012, các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản do NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận với nhau.
8BLLĐ 2012, chỉ quy định tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
82
"con đẻ", "con nuôi" kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (hiện hành, quy định "con" ket hôn thì nghỉ 01 ngày); "con đẻ", "con nuôi" chết thì được nghỉ 03 ngày (BLLĐ 2012 quy định "con" chet thì nghỉ 03 ngày).
7. NLĐ được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương
Kể từ năm 2021, NLĐ sẽ được nghỉ 02 ngày và hưởng nguyên lương vào dịp lễ Quốc khánh (hiện nay, NLĐ chỉ được nghỉ 01 ngày và hưởng nguyên lương vào ngày 02/9) theo một trong hai phương án sau do Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Phương án 1: Nghỉ vào ngày 01/9 và ngày 02/9. - Phương án 2: Nghỉ vào ngày 02/9 và ngày 03/9.
8. NLĐ có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước neu không được trả lương đúng hạn
Cụ thể, theo Điểm b Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019, thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho NSDLĐ nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 (hiện hành phải báo trước 3 ngày).
9. Lao động nũ làm công việc nặng nhọc khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hang ngày và hưởng nguyên lương
Khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.9
10. NLĐ được thưởng tiền hoặc tài sản hoặc bang các hình thức khác
Căn cứ quy định tại Điều 104 BLLĐ 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động (BLLĐ 2012 chỉ quy định về tiền thưởng);
9 Theo BLLĐ 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Thứ tư, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đối thoại xã hội tại nơi làm việc
Để bảo đảm các điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội trong BLLĐ năm 2019 có quy định thêm nhiều hình thức đối thoại giữa NLĐ và doanh nghiệp từ năm 2021. Điều 63, quy định việc đối thoại tại nơi làm việc giữa NLĐ và NSDLĐ có thể được tổ chức theo các hình thức sau:
-Định kỳ ít nhất một năm một lần; (Hiện hành là định kỳ 03 tháng một lần) -Khi có yêu cầu của một hoặc các bên; (Hiện hành là theo yêu cầu của một bên)
- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này. (Đây là hình thức mới được bổ sung tại Bộ luật Lao động 2019).
Bên cạnh đó, cũng khuyến khích NSDLĐ và NLĐ tiến hành các hình thức đối thoại khác ngoài những trường hợp nêu trên. Ví dụ đối thoại tại nơi làm việc có thể được diễn ra khi có yêu cầu của một hoặc các bên hoặc khi có vụ việc cần giải quyết như vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc; khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động…
Thứ năm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đảm bảo sức khỏe và an toàn trong công việc của người lao động.
Doanh nghiệp phải bảo đảm các vấn đề về sức khỏe và an toàn trong công việc cho người lao động. Không làm việc quá 48 giờ trong 01 tuần, trong trường hợp có làm thêm thì lao động được hưởng chi phí làm thêm giờ và các phụ cấm làm thêm giờ. Doanh nghiệp cũng đồng thời phải tuân thủ các quy định về thời giờ nghỉ ngơi như nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng và nghỉ không lương. Nếu trong những ngày được nghỉ mà lao động chưa nghỉ thì phải được thanh toán bằng tiền.
Trong quá trình làm việc, lao động được bảo đảm đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và được bồi thường trách nhiệm vật chất được quy định trong BLLĐ năm 2012 và Luật An toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể: Trong phạm vi nghĩa vụ của mình về sức khỏe và an toàn trong công việc
cho người lao động, doanh nghiệp phải bảo đảm các chính sách về an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện các chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cụ thể: i) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường; ii) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng; iii) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; iv) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; v) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; vi) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Ngoài ra, NSDLĐ còn phải có trách nhiệm trong việc NLĐ bị tai nạn lao động bằng cách trả tiền hoặc hiện vật tùy theo trường hợp mà NLĐ gặp phải trong tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
BLLĐ 2019 quy định:
- Thời gian nghỉ giữa giờ của NLĐ không được tính vào giờ làm việc: Điều 109, quy định: NLĐ làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giũa giờ ít nhất 30 phút liên