1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi tổng quát của luận án: Cơ sở khoa học nào luận chứng cho việc tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay?
Để trả lời câu hỏi tổng quát nói trên, luận án đặt ra một số câu hỏi cụ thể: - Cần hiểu thế nào về khái niệm, nội hàm, tính tất yếu thực thi TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN?
- Pháp luật cần điều chỉnh những nội dung nào liên quan đến TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN?
- Pháp luật và thực thi pháp luật trong các lĩnh vực xã hội quan trọng và đặc thù thể hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay đang có những ưu điểm và hạn chế nào? Nguyên nhân nằm ở đâu?
- Cần có những giải pháp gì để phát huy ưu điểm, khắc phục các hạn chế nhằm tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN trong một số lĩnh vực quan trọng và đặc thù ở Việt Nam hiện nay?
1.3.2.Giả thuyết nghiên cứu
Luận án đưa ra giả thuyết rằng: trong một thời gian dài, các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự chú ý đến trách nhiệm xã hội do chưa hiểu rõ về TNXH của DN, cũng chưa thấy được sự cần thiết tham gia bảo đảm QCN vì mục đích phát triển doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội. Cùng với quá trình đổi mới đất nước và nhận thức ngày càng đầy đủ về quyền con người, TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN có những chuyển biến nhất định, tuy vẫn còn rất nhiều hạn chế trên cả phương diện điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật. Cho đến nay, nhìn từ góc độ pháp lý, chưa có một hệ thống giải pháp toàn diện nhằm tăng cường TNXH của DN trong bảo đảm QCN ở Việt Nam. Xu thế tiếp theo sẽ là sự gia tăng đáng kể yêu cầu đối với doanh nghiệp khi thực thi trách nhiệm xã hội và theo đó là sự cố gắng áp dụng nhiều giải pháp nhằm tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN trên bình diện toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đề tài luận án chỉ có thể triển khai có kết quả nếu xác định rõ trạng thái nghiên cứu đề tài, từ đó xác định rõ những vấn đề liên quan đến đề tài đã được giải quyết triệt để, trọn vẹn mà luận án có thể tiếp thu, những vấn đề đang còn nhiều tranh luận khoa học mà luận án cần tham gia giải quyết cũng như những vấn đề chưa được đề cập nghiên cứu mà luận án phải đặt ra nghiên cứu. Từ đó, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài sẽ giúp xác định rõ những điểm mới, đóng góp mới của luận án trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Chương 1 của luận án đã tập trung thực hiện nhiệm vụ nêu trên theo hướng tập hợp các công trình nghiên cứu về chủ đề “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay” theo ba nhóm vấn đề: (i)Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN; (ii) Tình hình nghiên cứu những vấn đề về thực trạng TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN; (iii) Tình hình nghiên cứu đề xuất các giải pháp về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Trên cơ sở đó, luận án đã xác định rõ những vấn đề còn tranh luận hoặc chưa được nghiên cứu và phải được xem là nội dung cần triển khai của luận án.
Tại chương 1, trên cơ sở nhận xét tình hình nghiên cứu và chỉ ra khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay, luận án đã đặt ra câu hỏi tổng quát: cơ sở khoa học nào luận chứng cho việc tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay? Từ đó, luận án đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu và trả lời cho 04 câu hỏi cụ thể: (1) Hiểu thế nào về khái niệm, nội hàm, tính tất yếu thực thi TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN? (2) Pháp luật cần điều chỉnh những nội dung nào về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN? (3) Pháp luật và thực thi pháp luật trong các lĩnh vực xã hội quan trọng và đặc thù thể hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế nào? Nguyên nhân nằm ở đâu? (4) Cần có những giải pháp gì để tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN trong một số lĩnh vực quan trọng và đặc thù ở Việt Nam hiện nay?
Giải quyết trọn vẹn 04 câu hỏi nêu trên là đích đến của luận án và là cơ sở để định khung bố cục của luận án.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH