CÔNG TY 1 2 NHÀ BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Hiện tại, kênh phân phối của công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ kênh phân phối của công ty
Hệ thống kênh phân phối được tổ chức một cách đơn giản:
Kênh 1: Kênh phân phối trực tiếp:
Sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà không cần phải trải qua một trung gian phân phối nào khác. Khách hàng ở kênh phân phối này hoặc là các cá nhân, hộ gia đình mua các sản phẩm để trang trí các công trình cá nhân của mình hoặc là các chủ đầu tư chủ công trình mua các sản phẩm này về để trang trí cho các dự án của mình.
Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp bằng điện thoại với nhân viên kinh doanh hoặc đến cửa hàng tại công ty để mua sản phẩm. Sản phẩm sẽ được nhân viên thi công mang đến và trang trí cho khách hàng theo lịch đã hẹn trước.
Khách hàng đến công ty mua sản phẩm theo mức giá đã niêm yết cũng như thực hiện đúng các chính sách đã đề ra trong hoạt động bán hàng tại công ty.
Kênh 2: Kênh phân phối gián tiếp
Theo kênh này sản phẩm của công ty sẽ được đưa đến các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng bán lẻ sẽ bán lại cho khách hàng cá nhân. Các nhà bán lẻ ở đây là các cửa hàng hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, họ sẽ tự quyết định việc thu chi của mình mà không chịu sự tác động của công ty, thường mua hàng theo nhu cầu phát sinh của khách hàng của họ. Tùy theo từng khu vực và thị trường và sự chấp nhận của khách hàng, họ có thể tự điều chỉnh mức giá khác nhau do họ tự quy định.
Các nhà bán lẻ khi có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn sẽ đặt hàng thông qua đơn đặt hàng (mẫu do công ty quy định), sau đó chuyển đến cho công ty, khi nhận được đơn
hàng công ty sẽ tiến hành nhập hàng về từ nhà sản xuất theo đúng chủng loại và thời gian đơn hàng nhận được.
=> Sở dĩ công ty chọn cách tổ chức kênh phân phối như vậy là vì: Thứ nhất, công ty không cần phải đầu tư vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất hệ thống của hàng, kho tàng của khâu tiêu thụ. Tận dụng được nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và năng lực bán hàng của các trung gian thương mại, phục vụ cho việc tiêu thụ của công ty. Thứ hai, phương thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Thứ ba, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, hàng hóa nhanh chóng đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tiết kiệm được chi phí bán hàng, giảm bớt được rất nhiều mối quan hệ giữa công ty và người tiêu dùng. Tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh thương mại, tiết kiệm thời gian trong quá trình giao dịch.