2.3.1 Tình hình lao động
Ngành dệt may là một ngành hoạt động sản xuất, là lĩnh vực hoạt động với số lượng lao động lớn và tay nghề cao. Việc sử dụng lao động một cách hiệu quả là vấn đề khó khăn và thử thách đối với các công ty nói chung và Công ty dệt may 29/3 nói riêng. Trong nền kinh tế như hiện nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có những phương pháp quản lý nhân sự phù hợp.
Bảng 2.1: Tình hình tăng giảm lao động năm 2014-2016 Đơn vị tính: Người Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 SO SÁNH 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng LĐ 4618 100 5000 100 5605 100 382 7,64 605 10,79
Phân theo giới tính
Nam 808 17,49 855 17,1 933 16,64 47 5,50 78 8,36 Nữ 3810 82,51 4145 82,9 4672 83,36 335 8,08 527 11,28 Phân theo trình độ học vấn ĐH 205 4,44 203 4,05 215 3,84 - 2 -0,98 12 5,58 CĐ 235 5,09 252 5,05 300 5,35 17 6,74 48 16,00 LĐPT 4178 90,47 4545 90,9 5090 90,81 367 8,07 545 10,71
Phân theo chức năng
LĐGT 485 10,5 502 10,05 740 13,2 16 3,19 237 32,02
LĐTT 4133 89,5 4498 89,95 4865 86,8 366 8,14 368 7,56
(Nguồn: Phòng Tổng hợp)
Theo bảng số liệu trên, tình hình lao động của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014, tổng lao động của Công ty là 4618 người, trong đó lao động gián tiếp là 485 người chiếm 10.5%, lao động trực tiếp là 4133 người chiếm 89.5%. Số lượng lao động năm 2015 tăng 382 người so với năm 2014 (tương ứng tăng 7.64%), lao động gián tiếp tăng 16 người, lao động trực tiếp tăng 366 người. Còn số lượng lao động năm 2016 tăng 605 người so với 2015 (tương ứng tăng 10.79%),
lao động gián tiếp tăng 237 người và lao động trực tiếp tăng 368 người. Công ty dường như đang làm khá tốt trong việc thu hút số lượng lao động đang ngày một tăng lên theo thời gian.
Ngành dệt may không giống những ngành sản xuất khác, dù không bắt buộc nhưng phải sử dụng nhiều lao động. Đối với các ngành khác có thể sử dụng công nghệ, dây chuyền hiện đại… để thay thế cho con người, giảm số lượng công nhân. Nhưng điều này là không thể đối với ngành may mặc. Ở hầu hết các công đoạn đều phải qua bàn tay của người công nhân.
Xét theo giới tính do dặc thù của ngành dệt may nên lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Năm 2014, lao động nữ là 3810 người, đến năm 2015 lao động nữ tăng 335 người (tương ứng tăng 8.08% so với năm 2014), còn lao động nam tăng 47 người (tương ứng tăng 5.50% so với năm 2014). Đến năm 2016, lao động nữ tăng 527 người (tương ứng tăng 11.28% so với năm 2015) và lao động nam tăng 78 người (tương ứng tăng 8.36% so với năm 2015).
Xét theo trình độ thì số lượng lao động phổ thông chiếm tương đương 90% tổng lao động của Công ty. Lao động có trình độ đại học năm 2015 so với 2014 giảm chỉ 2 người nhưng đến năm 2016 thì tăng thêm 12 người. Lao động có trình độ cao đẳng cũng tăng qua các năm.
TÀI SẢN
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
A. Tài sản ngắn hạn 236.533.304.262 43,12% 307.879.918.122 51,83% 405.966.921.738 60,95%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 8.305.342.065 1,51% 5.374.942.737 0,90% 15.516.235.407 2,33%
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 16.073.700.000 2,93% 0 0,00% 0 0,00%
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 67.444.816.092 12,30% 75.406.275.759 12,69% 111.096.022.374 16,68%
IV. Hàng tồn kho 141.131.647.917 25,73% 222.066.856.404 37,38% 276.566.586.462 41,52%
V. Tài sản ngắn hạn khác 3.577.798.188 0,65% 5.031.843.222 0,85% 2.788.077.495 0,42%
B. Tài sản dài hạn 311.969.489.799 56,88% 286.137.436.542 48,17% 260.071.563.762 39,05%
I. Tài sản cố định 272.594.047.713 49,70% 243.966.309.567 41,07% 219.102.296.799 32,90%
II. Các khoản đầu tư tài
TỔNG TÀI SẢN 548.502.794.061 100,00% 594.017.354.664 100,00% 666.038.485.500 100,00%
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 396.930.182.697 72,37% 435.345.505.653 73,29% 493.111.781.586 74,04% I. Nợ ngắn hạn 309.574.526.811 56,44% 323.048.666.823 54,38% 417.444.133.041 62,68%
1. Vay và nợ ngắn hạn 268.460.760.144 48,94% 286.613.837.160 48,25% 370.496.159.295 55,63%
2. Phải trả cho người bán 12.321.450.870 2,25% 13.120.507.254 2,21% 31.606.157.499 4,75%
3. Người mua trả tiền trước 444.740.478 0,08% 2.160.330.051 0,36% 909.191.661 0,14%
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 6.244.123.023 1,14% 5.542.746.102 0,93% 3.583.215.210 0,54%
5. Phải trả người lao động 12.534.894.108 2,29% 8.109.414.237 1,37% 83.740.962 0,01%
6. Chi phí phải trả 3.376.982.793 0,62% 2.799.509.004 0,47% 6.106.325.424 0,92%
7. Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác 6.191.575.395 1,13% 4.621.323.015 0,78% 4.659.342.990 0,70%
TỔNG NGUỒN VỐN 548.502.794.061 100,00% 594.017.354.664 100,00% 666.038.485.500 100,00%
TÀI SẢN
2015/2014 2016/2015
+/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ %
A. Tài sản ngắn hạn 71.346.613.860 30,16% 98.087.003.616 31,86%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền -2.930.399.328 -35,28% 10.141.292.670 188,68%
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn -16.073.700.000
-
100,00% 0
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 7.961.4598.667 11,80% 35.689.746.615 47,33%
IV. Hàng tồn kho 80.935.208.487 57,35% 54.499.730.058 24,54%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.454.045.034 40,64% -2.243.765.727 -44,59%
B. Tài sản dài hạn -25.832.053.257 -8,28% -26.065.872.780 -9,11%
I. Tài sản cố định -28.627.738.146 -10,50% -24.864.012.768 -10,19%
II. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 0 0,00% 0 0,00%
III. Tài sản dài hạn khác 2.795.684.889 82,82% -1.201.860.012 -19,48%
TỔNG TÀI SẢN 45.514.560.603 8,30% 72.021.130.836 12,12%
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 38.415.322.956 9,68% 57.766.275.933 13,27% I. Nợ ngắn hạn 13.474.140.012 4,35% 94.395.466.218 29,22%
1. Vay và nợ ngắn hạn 18.153.077.016 6,76% 83.882.322.135 29,27%
2. Phải trả cho người bán 799.056.384 6,49% 18.485.650.245 140,89%
3. Người mua trả tiền trước 1.715.589.573 385,75% -1.251.138.390 -57,91%
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước -701.376.921 -11,23% -1.959.530.892 -35,35%
5. Phải trả người lao động -4.425.479.871 -35,31% -8.025.673.275 -98,97%
6. Chi phí phải trả -577.473.789 -17,10% 3.306.816.420 118,12%
7. Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác -1.570.252.380 -25,36% 38.019.975 0,82% II. Nợ dài hạn 24.941.182.944 28,55% -36.629.190.285 -32,62% B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.099.237.647 4,68% 14.254.854.903 8,98% TỔNG NGUỒN VỐN 45.514.560.603 8,30% 72.021.130.836 12,12% (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét:
- Về vốn bằng tiền: Năm 2015 so với năm 2014 giảm 2.930.399.328 đồng hay giảm 35,28% nhưng năm 2016 so với năm 2015 tăng 10.141.292.670 đồng hay tăng 188,68%. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa duy trì mức tiền mặt ổn định.
- Hàng tồn kho tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2015 tăng so với năm 2014 là 80.935.208.487 đồng hay tăng 57,35% và năm 2016 tăng so với năm 2015 là 54.499.730.058 đồng hay tăng 24,54%. Mặt khác giá trị hàng tồn kho năm 2014 chiếm 25,73% trong tổng giá trị tài sản, năm 2015 chiếm 37,38% và năm 2016 chiếm 41,52%. Điều này cho thấy chính sách marketing của Công ty chưa hiệu quả dẫn đến hàng tồn kho ở mức cao.
- Về khoản phải thu: Năm 2015 tăng 7.961.4598.667 đồng hay tăng 11,8% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 35.689.746.615 đồng hay tăng 47,33% so với năm 2015. Điều này cho thấy Công ty ít chú trọng đến công tác thu hồi nợ và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn, công tác thu hồi quản lý công nợ chưa chặt chẽ.
- Về tài sản cố định: Năm 2015 giảm 28.627.738.146 đồng hay giảm 10,5% so với năm 2014. Năm 2016 giảm 24.864.012.768 đồng hay giảm 10,19%. Điều này cho thấy trong những năm gần đây Công ty ít chú trọng trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất. Năm 2014, tài sản cố định đạt giá trị là 272.594.047.713 đồng và giảm dần qua các năm. Điều này là do Công ty đã tập trung đầu tư theo chiều sâu và mở rộng xí nghiệp Wash với tổng chi phí 30 tỷ đồng tranh thủ gói kích cầu với lãi suất thấp (4%/năm) để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư cải tạo một lò hơi đốt dầu thành lò hơi đốt than góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất trên 400 triệu đồng/ tháng.
Việc đánh giá khái quát tình hình phân bổ nguồn vốn giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình tài chính của Công ty. Cụ thể là Công ty đã sử dụng nguồn vốn nào để tài trợ cho tài sản để thấy được mức độ tự chủ của
Công ty, sử dụng biến động của từng loại nguồn vốn như thế nào và nó ảnh hưởng thế nào đến tình hình tài chính của Công ty.
- Từ bảng phân tích ta thấy tổng nguồn vốn tăng 45.514.560.603 đồng hay tăng 8,3% vào năm 2015 so với năm 2014. Năm 2016 tăng 72.021.130.836 đồng hay tăng 12,12% so với năm 2015.
- Đồng thời nợ phải trả tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2015 so với năm 2014 tăng 38.415.322.956 đồng hay tăng 9,68% và năm 2016 so với năm 2015 tăng 57.766.275.933 đồng hay tăng 13,27%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả trên 50%. Nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng là do khoản vay và nợ ngắn hạn tăng một khoản rất cao 83.882.322.135 đồng hay tăng 29,27% năm 2016 so với năm 2015. Điều này có thể giải thích được vì trong năm qua do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao, vượt quá khả năng thanh toán của Công ty.
- Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2015 tăng 7.099.237.647 đồng hay tăng 4,68% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 14.254.854.903 hay tăng 8,98%. Nguyên nhân của sự tăng lên này trong năm qua Công ty hoạt động có lãi dẫn đến tăng nguồn vốn kinh doanh.
2.4 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty và các chính sách cho người lao động lao động
Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên lực lượng lao động làm việc trong các xí nghiệp là chủ yếu. Mỗi xí nghiệp được điều hành bởi một người được Tổng Giám đốc ủy quyền gọi là Giám đốc xí nghiệp và dưới quyền là các công nhân.
Với lực lượng lao động như hiện nay, Công ty đang tạo điều kiện xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, mọi người lao động được đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng. Điều này được thể hiện qua việc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, tiền lương, phúc lợi và
các chính sách khác liên quan đến quyền lợi của người lao động. Các quyết định về thuê mướn, lương bổng, phúc lợi thăng tiến, thôi việc và các quyền lợi khác có liên quan của người lao động chỉ hoàn toàn dựa vào khả năng làm việc của cá nhân.
Công ty tuyệt đối không phân biệt đối xử về sắc tộc, quốc tịch, giới tính, tôn giáo, khuyết tật, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, nữ mang thai hoặc có con nhỏ hay bất kỳ lý do nào khác không liên quan đến công việc.
Đặc biệt Công ty còn xây dựng một chính sách riêng đối với lao động nữ: không bố trí lao động nữ, lao động nữ có thai làm một số công việc có tính chất độc hại dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh nở, nuôi con và Công ty sẽ giới hạn số giờ làm việc theo quy định của luật lao động, theo yêu cầu của bác sĩ có chức năng đối với lao động nữ…
2.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực
Trong phân phối nguồn lực của Công ty có sự chênh lệch về độ tuổi trung bình giữa hai ngành Dệt và May. Do ngành Dệt là ngành truyền thống lâu năm nên độ tuổi trung bình cao, từ 36 đến 39 tuổi, còn ngành May có độ tuổi trung bình thấp hơn, từ 21 đến 26 tuổi. Đây là yếu tố thuận lợi của Công ty bởi vì bên cạnh một lực lượng lao động có kinh nghiệm trong ngành Dệt thì Công ty có sự năng nổ, nhạy bén trong công việc của giới trẻ trong ngành May làm đẩy mạnh hướng phát triển của Công ty.
Để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì Công ty cần phải chú trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, đào tạo cũng như đánh giá, khen thưởng hợp lý cho nhân viên vì điều này ảnh hưởng cốt lõi đến năng suất của mỗi nhân viên.
2.4.2 Chính sách giờ làm việc
Công ty thực hiện chính sách về giờ làm việc tuân theo quy định của luật lao động nhằm đảm bảo cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Mỗi ngày 8 giờ: 7 giờ 30 đến 17 giờ 00.
Giờ nghỉ trưa: 11 giờ 30 đến 13 giờ 00. Đối với lao động làm việc theo ca:
Ca 1: 06 giờ đến 14 giờ 00.
Giờ nghỉ giữa ca: Từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 00.
Ca 2: 14 giờ 00 đến 22 giờ 00.
Giờ nghỉ giữa ca: Từ 17 giờ 00 đến 17 giờ 30.
Ca 3: 22 giờ 00 đến 06 giờ 00.
Giờ nghỉ giữa ca: Từ 02 giờ 00 đến 02 giờ 45.
Thời gian làm việc mỗi tuần không quá 60 giờ (cả thời gian tăng giờ). Thời gian làm việc không vượt quá 12 giờ trong một ngày .
Người lao động được nghỉ một ngày cho mỗi tuần làm việc.
Người lao động phải ký vào bảng đăng ký tăng giờ trước khi làm việc ngoài giờ.
Tổng thời gian làm thêm giờ của một người lao động không quá 300 giờ/năm.
Sau 4 giờ 30 phút làm việc phải có thời gian ngưng việc ít nhất 30 phút để người lao động nghỉ ngơi/ăn ca.
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên: Nếu người lao động gắn bó liên tục tại công ty đủ 5 năm thì được cộng thêm một ngày. Người lao động cũng được nghỉ về việc riêng được hưởng nguyên lương: Bản thân người lao động kết hôn, nghỉ 3 ngày
Con của người lao động kết hôn, nghỉ 1 ngày
Bố mẹ (cả bên chồng và vợ), vợ hoặc chồng, con bị mất, nghỉ 3 ngày Ngoài ra người lao động còn được nghỉ các chế độ thai sản, ốm đau, chăm sóc con ốm, tai nạn… Người lao động được cấp một thẻ nhân sự, có dán ảnh. Thẻ nhân sự phải đeo khi ra, vào cổng và trong suốt thời gian làm
việc tại Công ty. Đồng thời mỗi công nhân tại các xí nghiệp, xưởng sản xuất có một thẻ để tự bấm giờ lúc vào và lúc ra khỏi nơi làm việc.
Nhận xét:
Chính sách về giờ làm việc của Công ty như vậy giúp cho nhân viên có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe để tiếp tục công việc của ngày hôm sau. Với số lượng nhân viên khá lớn, công tác quản lý của Công ty sẽ rất khó khăn, việc quản lý theo kiểu cấp thẻ nhân sự sẽ giúp cho việc quản lý nhân viên được dễ dàng và chặt chẽ hơn.
2.4.3 Chính sách phúc lợi xã hội
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hiện tại công ty đang thực hiện chính sách bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm xã hội: 20% trong đó doanh nghiệp trả 15%, người lao động trả 5% lương cơ bản
Bảo hiểm y tế: 3% trong đó doanh nghiệp trả 2%, người lao động trả 1% lương cơ bản
Kinh phí công đoàn: doanh nghiệp sẽ trích 2% trên lương thực tế cho hoạt động công đoàn
Tóm lại là doanh nghiệp trích 19% và người lao động trích 6% trên lương cơ bản. 19% này được công ty tính vào chi phí kinh doanh.
Công ty đặc biệt nghiêm túc thực hiện chế độ bảo hiểm, vì vậy công nhân trong công ty đều được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: trợ cấp ốm đau bệnh tật, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp thai sản, trợ cấp tử tuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp hưu trí…, bảo hiểm y tế bao gồm: viện phí, chi phí phẫu thuật…và các chi phí y tế khác.
Ngoài ra công nhân còn được trả lương cho những khoảng thời gian không làm việc như vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thường niên hay vì chuyện riêng của bản thân….