CHÍNH SÁCH PHẢN HỒI

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC tại CÔNG TY dệt MAY 29 3 đà NẴNG (Trang 44 - 46)

Công ty luôn khuyến khích tất cả người lao động đóng góp ý kiến, phản hồi thông tin lên cấp điều hành và Ban Giám đốc Công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn. Qua đó Ban Giám đốc sẽ xem xét và đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Người lao động đóng góp ý kiến và phản hồi các thông tin của mình thông qua các hình thức sau đây:

 Thông qua hộp thư góp ý: Công ty gắn “hộp thư góp ý” tại nhà ăn ca và nơi thích hợp tại khu vực sản xuất. Qua đó người lao động có thể đóng góp ý kiến, phản hồi bằng cách viết ra giấy và bỏ vào hộp thư. Đại diện Công đoàn Công ty có trách nhiệm cứ 15 ngày mở hộp thư một lần để tiếp nhận các đơn thư góp ý phản hồi cho Ban Giám đốc Công ty xem xét giải quyết. Ban Giám đốc Công ty cũng có thể cùng với đại diện tổ chức Công đoàn trực tiếp mở hộp thư góp ý để tiếp nhận các đơn, thư góp ý của người lao động nhằm giải quyết kịp thời.

 Thông qua cấp điều hành trực tiếp (cấp tổ sản xuất, công tác): Người lao động trực tiếp gặp cấp điều hành trực tiếp (tổ trưởng sản xuất – công tác) hoặc tổ trưởng Công đoàn để đưa ra ý kiến góp ý hoặc trình bày. Tổ trưởng có trách nhiệm tiếp thu, trả lời hoặc tổng hợp, phản hồi kịp thời lên cấp điều hành trực tiếp cao hơn của mình để giải quyết.

 Thông qua cấp phòng, ban, xí nghiệp...(cấp điều hành trực thuộc Công ty): Người lao động được phép gặp trực tiếp Ban điều hành cấp phòng ban, xí nghiệp… trực thuộc Công ty hoặc đại diện tổ chức Công đoàn bộ phận để đưa ra ý kiến góp ý hoặc trình bày. Ban điều hành cấp trực thuộc Công ty có trách nhiệm tiếp thu, trả lời hoặc tổng hợp, phản hồi trực tiếp cho Ban Giám đốc Công ty tiếp thu và đưa ra hướng giải quyết.

 Thông qua tổ chức Công đoàn hoặc Ban thanh tra nhân dân: Người lao động trực tiếp gặp tổ chức Công đoàn hoặc Ban thanh tra nhân dân Công ty để đưa ra ý kiến đóng góp, trình bày. Qua đó công đoàn hoặc Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm trả lời hoặc tổng hợp, phản hồi trực tiếp cho Ban Giám đốc Công ty tiếp thu và đưa ra hướng giải quyết. Người lao động có thể trực tiếp gặp phòng Tổng hợp (nơi theo dõi về các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động) để phản ảnh và được trả lời (nếu sự việc có liên quan).

 Trực tiếp hoặc thông qua đại diện người lao động: Người lao động có thể đăng ký gặp trực tiếp để góp ý, phản hồi với Ban Giám đốc Công ty hoặc chọn một người đại diện để tiếp thu ý kiến của mình phản hồi lên Ban Giám đốc Công ty.

 Phản hồi trực tiếp qua điện thoại các cấp Lãnh đạo hoặc đường dây nóng: Trường hợp khẩn cấp, người lao động có thể góp ý, phản hồi thông qua điện thoại của các cấp Lãnh đạo hoặc qua đường dây điện thoại nóng được quy định. Trưởng các đơn vị/bộ phận có trách nhiệm cung cấp các số điện thoại trên để người lao động liên hệ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC tại CÔNG TY dệt MAY 29 3 đà NẴNG (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w