Cán bộ, công chức hành chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ, trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước nói chung, tiến trình cải cách nền hành chính theo hướng “hành chính phục vụ” nói riêng. Trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính có những vai trò chính sau:
Thứ nhất, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là
yếu tố tiền đề quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước.
Rõ ràng hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước chỉ đạt được khi đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức công vụ tốt. Khi thực hiện các nhiệm vụ của mình, cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn phù hợp nhằm đáp ứng tốt công việc của bản thân và sự phối hợp với đồng nghiệp cùng các cơ quan hữu quan. Do vậy, để đáp ứng các tiêu chí trên, phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính trước khi nhắm đến hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Đây là các vấn đề mang tính quy chuẩn bắt buộc
tiền công vụ và được áp dụng để điều chỉnh cán bộ, công chức hành chính suốt quãng thời gian thực hiện hoạt động công vụ.
Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là lực
đẩy song hành nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện công tác chuyên môn và thực hiện chuyên sâu công
tác quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo thực hiện tiêu chí “cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên”8 Qua thực tiễn nền công vụ của Lào cũng như các nước trên thế giới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là yếu tố không thể thiếu, nó thường xuyên bổ trợ cho cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn bằng cách cập nhật kịp thời kiến thức, kỹ năng nhiệp vụ, kỹ năng giao tiếp hành chính thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy thuộc mức độ yêu cầu, cơ quan công tác, nhiệm vụ được phân công.
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là yếu tố
tác động đến việc đổi mới tư duy về nền hành chính kiểu mới lấy tiêu chí nhân dân làm thước đo cho nền hành chính phục vụ. Đây là một động thái quan trọng, giúp cán bộ, công chức trong quá trình được đào tạo, bồi dưỡng có thể nhận thức được tầm quan trọng của tư duy hành chính, sự cần thiết phải đổi mới tư duy trong bối cảnh mới trong đất nước. Đặc biệt các đặc tính về nền hành chính công mới như: thực hiện quản lý nhà nước theo kết quả đầu ra (hiệu quả quản lý), tính phi quy chế hóa, tính nhân quyền hành chính, tính hành chính công không tách khỏi hành chính tư (có sự đan xen khi cung ứng dịch vụ hành chính công và tư nhân hóa các dịch vụ công); xu hướng quốc tế hóa, xem người dân là khách hàng; phân cấp, phân quyền hành chính triệt để v.v… sẽ làm cho nền hành chính năng động hơn, mềm dẻo hơn, dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường đang phát triển.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính là thước
đo chính xác nhất nhằm đánh giá tính nhân bản và tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đối với những người “làm thuê” của Nhà nước. Trong các chế
độ khác nhau sẽ có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính khác nhau. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa mà Lào đang theo đuổi, rút kinh nghiệm từ lịch sử cha ông và các nước trên thế giới, Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện nhiều chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính. Có thể
8 Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
thấy, các chính sách này đã được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính được quan tâm, chú trọng và có chế độ cụ thể đối với từng loại cán bộ, công chức hành chính từ Trung ương đến tận cấp cơ sở. Mặt khác, tính ưu việt còn thể hiện ở chỗ đã là cán bộ, công chức nhà nước thì được nhà nước tuyển dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật với các chế độ ưu đãi đặc biệt như: chế độ lương, phụ cấp, các chính sách về nhà ở, chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội v.v…
Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhằm
đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính trong giai đoạn mới, cụ thể:
Nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính được tập trung trên 4 vấn đề chính đó là: cải cách thể chế; cải cách bộ máy hành chính; đổi mới nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Như vậy, căn cứ vào chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện để có thể đảm bảo nội dung đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, để thực hiện được các nội dung cải cách hành chính khác thì đòi hỏi cán bộ, công chức nhà nước phải có sự phát triển tương xứng về trình độ và nhận thức để bắt kịp sự thay đổi của xu hướng phát triển chung trên thế giới cũng như có sự nhạy bén để có thể lường trước những khó khăn trong quá trình thực hiện cải cách hành chính để có hướng giải quyết kịp thời.
Qua 30 năm đổi mới, có thể thấy rằng, để cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải nắm vững 3 nhóm kiến thức chủ yếu sau:
Mốt là, cần nắm được đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là yếu tố quyết định, mang tính định hướng cho cán bộ, công chức khi thực hiện công tác chuyên môn cũng như công tác lãnh đạo, quản lý. Vấn đề quan trọng là phải quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng để có định hướng đúng đắn khi thực hiện, mặt khác, phải tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật, đặc biệt là vận dụng pháp luật đúng nhưng phải linh hoạt trên cơ sở nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa “Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước chỉ được làm những gì pháp luật không cấm” 9 và theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cái gì có lợi cho dân thì nên làm, có hại cho dân thì nên tránh” 10
Hai là, cần phải có kiến thức chuyên môn tốt, phù hợp với công việc được giao, làm ở ngành, đoàn thể nào thì phải được trang bị kiến thức của ngành, đoàn thể đó. Đó là yêu cầu mà cán bộ, công chức làm công tác nhân sự nên chú ý khi thực hiện việc phân công, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng vì nếu có kiến thức chuyên môn tốt nhưng không bố trí đúng công việc thích hợp, trái sở trường thì có tác dụng ngược, làm thui chốt tài năng của cán bộ, công chức hành chính.
Ba là, phải có kiến thức về hành chính nhà nước về quản lý nhà nước cũng
như có kiến thức liên quan đến các hoạt động hàng ngày của cán bộ, công chức.
Hiện nay, ba nhóm kiến thức này dược đào tạo ở ba hệ thống giáo dục khác nhau, đối với nhóm kiến thức thứ nhất được đào tạo tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào về chuyên ngành lý luận chính trị, Trường Chính trị và Hành chính ở các tỉnh/thành và qua đào tạo, bồi dưỡng ở các nước bạn Việt Nam (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và Trung Quốc (Trường Chính trị cao cấp); đối với nhóm kiến thức thứ hai được đào tạo tại các trường trong hệ thống các trường thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và thể thao, các trường đoàn thể của Trung ương và từ các trường ở nước bạn Việt Nam và một số nước khác; nhóm kiến thức thứ ba được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào về chuyên ngành Hành chính nhà nước và các trường bồi dưỡng cán bộ của Bộ, ngành, các trung tâm chính trị ở mỗi địa phương.
Như vậy, có thể thấy, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và trong công cuộc cải cách hành chính nói riêng. Con người luôn đóng vai trò trung tâm trong tất cả các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động Nhà nước. Sự tồn tại của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn đến các cá thể trong xã hội và sự vững mạnh của bộ máy tổ chức nhà nước phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động các lĩnh vực Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ cung cấp những trí thức cần thiết cho cán bộ, công chức nhà nước trong việc hoàn thành các
9 Ban Tổ Chức Trung ương Đảng, Văn kiện Hội nghị về Công tác cán bộ toàn quốc lần thứ 8 năm 2006. ;
tr.56
nhiệm vụ được giao mà còn giúp họ rèn luyện, tu dưỡng đạo đức chính trị để luôn trung thành với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.