Lào
Nghiên cứu công tác và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của một số nước nêu trên, có thể rút ra một số kinh ngiệm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cho Thủ đô Viêng Chăn cũng như nước Lào như sau:
- Đào tạo và bồi dưỡng công chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của mỗi cán bộ, công chức. Quan tâm và có chính sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ của nền hành chính. Chính sách và kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức được xây dựng bài bản và khoa học, xuất phát từ việc xác định rõ nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị; từ chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát triển tổ chức; từ đòi hỏi xây dựng một nền hành chính hiện đại; từ tính cạnh tranh của nền công vụ, cũng như sự phát triển của đất nước trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được nghiên cứu soạn thảo công phu, khoa học trên cơ sở mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật thông tin và những kiến thức mới tiên tiến, hiện đại, phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và đòi hỏi của nền hành chính. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu của từng chức danh, từng vị trí công tác và trình độ của công chức. Có chương trình bắt buộc đối với công chức, trước hết là công chức mới được tuyển dụng. Công chức này nhất thiết phải qua chương trình đào tạo cơ bản về lý luận hành chính, kỹ năng và nghiệp vụ hành chính, phong cách và văn hóa giao tiếp hành chính, về tinh thần, thái độ làm việc và trách nhiệm công vụ.
- Chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo có đào tạo theo ngạch, đào tạo cụ thể, đào tạo trước khi bổ nhiệm. Chương trình đào tạo trong công việc tại cơ quan, có đào tạo đối với những công chức mới được tuyển dụng, hoặc nhận nhiệm vụ mới; đào tạo động lực thúc đẩy và đạo đức nghề nghiệp. Chương trình đào tạo đặc biệt, gồm: chương trình hợp tác của Chính phủ đối với đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc các cơ sở đào tạo của tư nhân; chương trình đào tạo từ xa qua mạng. Thực hiện chương trình này phải tuyển học viên giỏi, có triển vọng. Chương trình đào tạo từ xa được chú ý cả lý luận và thực tiễn. Đó là các chủ trương, chính sách của nhà nước, thực tiễn ở địa phương, từng ngành và cơ sở. Việc xây dựng chương trình bài giảng đều lấy ý kiến tham gia của địa phương và cơ quan.
- Phải có cơ quan chuyên trách chăm lo và quản lý công tác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, đơn vị hỗ trợ và hợp tác trong xây dựng đội ngũ giảng viên, trong quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí khác, cũng như sự hợp tác với nước ngoài về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức được đặc biệt chú trọng, trước hết trong quy hoạch và xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết như phòng học đủ tiêu chuẩn, thư viện, các trang thiết bị hiện đại, điều kiện sinh hoạt tốt, có nơi vui chơi giải trí, thể dục, thể thao, có môi trường thông thoáng, sạch sẽ, văn minh. Đội ngũ giảng viên được quan tâm về chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần, không ngừng được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn
Thành phố Viêng Chăn là Thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trái tim của cả nước. Thành phố là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục ...Viêng Chăn cũng là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế riêng của Thành phố Viêng Chăn mà không một địa phương nào trong cả nước có được. Lợi thế này cho phép Thành phố Viêng Chăn phát triển nền kinh tế - xã hội nhanh, có chất lượng hơn các địa phương khác trong cả nước để thực sự làm đầu tàu, lan tỏa và lôi kéo sự phát triển của các địa phương khác.
Về tình hình kinh tế của Thủ đô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Viêng Chăn đạt khá cao. Giai đoạn từ năm 2006-2010, nền kinh tế của Thành phố về cơ bản vẫn giữ được tốc độ đã tăng trưởng khá cao với mức bình quân đạt 12,17%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 3,17%, GDP bình quân đầu người của Thành phố đạt khoảng 1.759USD vào năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra 455USD)13.
Giai đoạn từ 2011-2013 kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 12,2%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 15,4% chiếm 45,3% của GDP; dịch vụ tăng 9,9% chiếm 34,2% của GDP và ngành nông nghiệp tăng 5,6% chiếm 20,1% của GDP, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế từ 1.759,94 USD/người giai đoạn 2005-2010 đã tăng lên 2.768 USD/người vào giai đoạn 2011-201314
Đối với giai đoạn từ 2011-2015 kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tốc
13 Chính quyền Thành phố Viêng Chăn (2010), Tổng kết việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm (2006-2010) và Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2011-2015 của Thành phố Viêng Chăn.
14 Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2012-2013
độ 12%/năm, trong đó công nghiệp tăng 18% chiếm 47% của GDP; dịch vụ tăng 12% chiếm 36% của GDP và ngành nông nghiệp tăng 8% chiếm 17% của GDP, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế từ 4.390 USD/người/năm tăng lên gần cấp đôi so với năm 2005-201015. Tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.
Cơ cấu kinh tế của Thành phố Viêng Chăn vẫn duy trì được theo hướng công nghiệp hóa. Công nghiệp Viêng Chăn đã chiếm tỷ trọng cao với sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn FDI. Tuy nhiên, công nghiệp ở Viêng Chăn chủ yếu là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành dệt may, da giày... Trình độ sản xuất nhỏ, trong đó, tiểu thủ công nghiệp chiếm tới hơn 70% giá trị sản xuất toàn ngành. Trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp của Thành phố chủ yếu là lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, nhất là trên thị trường quốc tế.
Nông - lâm nghiệp là nhóm ngành kinh tế khá quan trọng của Thành phố Viêng Chăn. Trong những năm qua, nhóm ngành này luôn đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 8%/năm và đóng góp một tỷ trọng đáng kể (khoảng 18-20%) trong tổng GDP của Thành phố. Thành tích nổi bật của nông nghiệp Viêng Chăn trong những năm qua là sản xuất lương thực. Viêng Chăn là Thành phố nhưng lại là nơi có sản lượng thóc tương đối lớn. Diện tích, năng suất, sản lượng của cả lúa mùa và lúa nước đều tăng khá và ổn định.
Về phát triển thương mại, Thành phố có hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh thương mại đã được cấp đăng ký kinh doanh. Mạng lưới chợ được phát triển rộng rãi ở cả khu vực đô thị lẫn khu vực nông thôn với sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế. Thành phố Viêng Chăn đã rất quan tâm tới hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều sản phẩm được sản xuất, lắp ráp, gia công từ Thành phố Viêng Chăn xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới...
Ngành Du lịch của Thành phố Viêng Chăn thời gian qua có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Khách quốc tế đến Viêng Chăn chủ yếu từ các nước láng giềng
15 Đảng Ủy Thủ đô Viêng Chăn (2015), Báo cáo chính trị đối với Đại hội lần thứ VI của Đảng Ủy Thủ đô Viêng Chăn, tr. 05
và các quốc gia Châu Á. Khách du lịch đến Viêng Chăn chủ yếu bị cuốn hút bởi các thắng cảnh tự nhiên, tham quan cuộc sống của người dân địa phương, tiếp đến là tìm hiểu nền văn hóa, tham quan di tích và một số đến để tìm hiểu và khám phá một vùng đất mới lạ.
Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế đã tạo ra lượng cầu nhất định về nguồn nhân lực, từ đó kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ.
cơ cấu lao động trong ngành kinh tế Thành phố có sự biến đổi theo hướng tích cực. Giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp là 65,14% giảm 13,23% so với giai đoạn 2000-2005; đồng thời tỷ trọng người lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng có xu hướng chuyển biến tích cực, năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể là tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2005 là 3,05% tăng lên 9,5% trong giai đoạn 2010-2013 và dịch vụ cũng tăng từ 17,58% trong thời kỳ 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2013 con số này là 25,36%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp cũng có xu hướng giảm dần.
Sau khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Viêng Chăn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (được phê duyệt năm 2004), Thành phố Viêng Chăn đã nhanh chóng thực hiện khai thác mọi tiềm năng và lợi thế, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nhanh chóng đưa Thành phố Viêng Chăn trở thành Trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước.
Về tình hình xã hội của Thủđô
Năm 2005, dân số của Thành phố là 698.318 người, nữ 349.624 người, tốc độ tăng dân số 2,9%/năm (mật độ dân số năm 2005 là 24 người/km2). Năm 2010, dân số của Thành phố Viêng Chăn 795.160 người, chiếm khoảng 12% dân số cả nước với 9 huyện, 500 thôn bản và 117.388 hộ gia đình với tốc độ tăng dân số là 2,2%/năm (mật độ dân số năm 2010 là 196 người/km2).
Thành phố Viêng Chăn có có 46 dân tộc và có ba bộ tộc lớn, như: Lào Sủng, Lào Thâng và Lào Lùm cùng sinh sống. Trong đó 96,26% là dân tộc Lào Lùm,
2,44% là dân tộc Lào Sủng, 0,82% là dân tộc Lào Thâng và 0,46% là người nước ngoài 16. Nguồn lao động của Thủ đô có xu hướng tăng dần từ 347.303 người năm 2002 lên 435.750 người năm 2010 và 592.281 người trong năm 2013. Tỷ lệ lao động năm 2013 của Thành phố tương đương với 69,06% dân số. Tỷ lệ thất nghiệp của Thủ đô, nhìn chung giảm dần. Năm 2005 tỷ lệ này là 1,67% giảm xuống 1,52% vào năm 2010 và xuống 1,33% năm 2013. Nâng tuổi thọ bình quân lên 68 tuổi vào năm 2010 và 75 tuổi vào năm 2020, giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1% vào năm 2010 và 0,8% vào năm 2020.
Phát triển giáo dục - đào tạo của Thành phố Viêng Chăn được xác định với mục tiêu tổng quát là: xây dựng con người mới, có trình độ học vấn cao, có tri thức khoa học - công nghệ tiên tiến, tinh thần yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của các bộ tộc trong nước và nhân dân các vùng, biết nghĩa vụ của mình trong xã hội, biết bảo vệ và phát triển truyền thống tốt đẹp của đất nước, có tinh thần cảnh giác cao, sáng tạo, thân thể cường tráng, hài hòa giữa trí tuệ và sức khỏe, tích cực học hỏi về khoa học kỹ thuật công nghệ để đóng góp xây dựng và bảo vệ Thành phố và đất nước.
Những thành tựu trên đây của Thủ đô Viêng Chăn có sự góp phần không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức là những người trực tiếp tham mưu hoạch định chủ trương chính sách, trực tiếp tham mưu hoặc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật. Phẩm chất và năng lực của cán bộ, công chức là nhân tố quyết định trong việc hiện nhiệm vụ phục vụ của mình. Điều đó cũng nói lên rằng: đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ là nhu cầu thường xuyên đối với cán bộ, công chức Thủ đô Viêng Chăn để ngang tầm nhiệm vụ.
2.2.Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Thủ đô Viêng Chăn
2.2.1. Về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở Thủ đô Viêng Chăn
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định chủ đạo đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Như đã biết, con người luôn là yếu tố hạn nhân của mọi vấn đề. Trong công tác quản lý nhà nước cũng vậy, những người làm công tác quản lý chuyên ngành phải là những người có tầm, có chuyên môn sâu về công việc mình đảm nhiệm và chất lượng công việc phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. Thực tế hiện nay, trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ, công chức nhà nước. Nếu đội ngũ này có trình độ chuyên sâu về công tác quản lý sẽ tối ưu và ngược lại. Rõ ràng, đây là mối quan hệ nhân quả, có sự tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu quả của nền hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố. Tình trạng người làm công tác quản lý nhưng lại không có chuyên môn về quản lý, người hoạch định về kế hoạch đào tạo lại chưa được đào tạo về việc hoạch định kế hoạch là một thực trạng đang tồn tại phổ biến trên địa bàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc này. Do vậy, cần xác định rõ chìa khóa của vấn đề, xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố trọng tâm là người quản lý để việc hoạch định một chiến lược về quản lý nhà nước có hiệu quả hơn.
Theo đánh giá chung của Ban Tổ chức Thành phố, với số lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý trên địa bàn như hiện nay thì chưa đáp ứng về số lượng (Ban Tổ chức là 19 người và Phòng Tổ chức các huyện khoảng 33 người - mỗi huyện 3-4 người) và chất lượng (trình độ sau đại học chỉ chiếm 2%, những người được đào tạo về quản lý cán bộ, công chức chỉ chiếm 3%). Do vậy, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn và cần thiết phải có chiến lược phát triển đội ngũ này cho tương xứng với quy mô tổ chức bộ máy và số