Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thủ đô Viêng Chăn (Trang 33 - 34)

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức rất phong phú. Có rất nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với từng đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với từng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thì cũng cần phải chú ý đến hình thức đào tạo, bồi dưỡng để có những chương trình, nội dung và nhất là có được phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả cho từng khóa, từng đối tượng. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng có thể là:

- Đào tạo, bồi dưỡng tập trung; - Đào tạo, bồi dưỡng tại chức; - Đào tạo, bồi dưỡng từ xa;

- Đào tạo, bồi dưỡng thông qua công việc;

- Đào tạo, bồi dưỡng thông qua luân chuyển công chức;

- Đào tạo, bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo và các cuộc họp.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cần tập trung vào đội ngũ công chức hành chính các ngạch chuyên viên chính trở lên, trong đó chủ yếu là công chức lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành và công chức nguồn. Trong giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đưa được khoảng 100 lượt người đào tạo, bồi dưỡng tại các nước phát triển và đang phát triển có điều kiện tương đồng phù hợp với Lào.

Đào tạo công chức hành chính thuộc diện quy hoạch là nguồn kế cận phải đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ chuyên môn hành chính. Cụ thể mỗi cấp đào tạo đều có quy định về tiêu chuẩn “đầu vào” và có kế hoạch dự kiến bố trí, sử dụng “đầu ra” có hiệu quả. Việc quy hoạch công chức hành chính nhà nước nhằm chuẩn bị thay thế cho đội ngũ công chức nghỉ hưu, giảm biên chế. Do đó phải đảm bảo tiêu chuẩn trình độ về học vấn. Tuỳ cấp đào tạo mà đòi hỏi phải tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học; không vì yêu cầu cơ cấu mà bỏ qua trình độ học vấn,

làm hạn chế khả năng tiếp thu và vận dụng những kiến thức sau khi đã được đào tạo. Đối với đội ngũ công chức hành chính trẻ được quy hoạch đào tạo phải có trình độ học vấn tương đương với yêu cầu của từng giai đoạn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việc mở rộng các hình thức đào tạo như vậy góp phần nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước cũng như yêu cầu của việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giúp cho nền công vụ Việt Nam đuổi kịp và phát triển cùng với nền công vụ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở thủ đô Viêng Chăn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)