1.3.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Nội
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội nhìn chung là khá tốt, Ngân hàng thu lãi trên 98% trên tổng lãi thu thừa vốn, vốn huy động tăng liên tục qua các năm với tốc độ ổn định. Tổng dư nợ tăng nhanh trong giai đoạn 2012 - 2015 và trên tổng dư nợ tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trong đó chủ yếu là nợ nhóm 2.
Mặc dù nhìn vào các con số vẫn thấy sự tăng trưởng tích cực nhưng nghiên cứu kĩ về chất lượng tín dụng thì lại chưa thấy sự thay đổi đáng kể, điển hình là vẫn còn tồn tại các hạn chế trong giai đoạn 2012 - 2015.
Một là, thủ tục hồ sơ vay vốn phức tạp, rườm rà làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng. Nguyên nhân là do trình độ không đồng đều giữa các cán bộ nhân viên, khả năng tiếp cận ứng dụng công nghệ ngân hàng của hầu hết các cán bộ chưa tốt.
Hai là, cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án, thời gian thẩm định món vay kéo dài, chất lượng thẩm định còn hạn chế. Phần lớn các khách hàng tự tìm đến ngân hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn về thời gian thẩm định khoản vay. Thời gian thẩm định khoản vay kéo dài dẫn đến chất lượng thẩm định khoản vay không cao do cán bộ bị áp lực về thời gian thẩm định để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Nhận thức được thực trạng những yếu kém, bản thân Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội đã tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục để nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và toàn thể hoạt động ngân hàng nói chung. Một số hoạt động đó là mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, xử lý hiệu quả các khoản nợ, tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án. Trên hết là các phương án được triển khai từ Hội sở nhằm hỗ trợ khắc phục và phát triển sao cho thống nhất với toàn hệ thống...
Sau một thời gian áp dụng các giải pháp, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội đã nâng cao rõ rệt. Cán bộ tín dụng chủ động đi tìm kiếm khách hàng hơn và đã đem lại một lượng lớn khách hàng khiến cho tổng dư nợ tăng đột phá kể từ giai đoạn 2016 trở lại đây. Chất lượng thẩm định các khoản vay cũng được cải thiện thể hiện qua thời gian thẩm định được rút ngắn, sự phối hợp giữa các bộ phận để có kết quả thẩm định chính xác nhất. Nợ xấu giảm đi đáng kể. Quy trình tín dụng được thiết kế thay đổi phù hợp hơn, mở rộng nhóm đối tượng cho vay, quy mô cho vay.
1.3.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Thái Nguyên
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Thái Nguyên với tuổi đời hoạt động khá dài so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên chi nhánh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên thị trường cũng như có mối quan hệ truyền thống với khách hàng. Nhìn chung hoạt động của Chi nhánh là khá tốt và góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng giai đoạn 2013 - 2015 về cơ bản ổn định. Dư nợ có sự vượt trội về thị phần so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh cũng quan tâm đến việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức dưới 2%. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Tuy nhiên trong 3 năm 2013 - 2015 tỷ trọng đó có dấu hiệu giảm dần, thể hiện sự yếu kém đi trong sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác, vì vậy ngân hàng đã tiến hành tìm hiểu các hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Về hạn chế, trong giai đoạn 2013 - 2015, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh còn thấp và không hợp lý. Chi nhánh có nguồn vốn huy động lớn nhưng quy mô cho vay chưa ngang tầm với nguồn vốn huy động đó. Trong khi nguồn vốn huy động lại mất chi phí, như vậy có cấu nguồn vốn chưa thực sự phù hợp với khả năng cho vay của Chi nhánh. Ngoài ra, trng 3 năm 2013 - 2015, tỷ lệ nợ quá hạn có giảm nhưng vẫn ở mức cao, mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt nhưng lại có xu
hướng tăng theo thời gian. Nợ xấu đến chủ yếu từ các khoản vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, đời sống, trong đó nợ xấu trung và dài hạn là cảu Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
Sau khi tìm hiểu các hạn chế, Chi nhánh tiến hành áp dụng các giải pháp và kết hợp với sự hỗ trợ từ Hội sở: Xây dựng lại chính sách tín dụng, thắt chặt hơn về điều kiện và hợp lý hóa chúng nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng vẫ không bị thu hẹp đối tượng cho vay. Chi nhánh cũng thường xuyên thu thập ý kiên của khách hàng đăc biệt là các khách hàng thân thiết, của các cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay để đưa ra các thay đổi phù hợp hơn. Tăng cường kiểm tra và giám sát các khoản vay nhằm giúp khách hàng sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Cuối cùng là xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng, tạo hình ảnh đẹp về ngân hàng trong mắt khách hàng.
Tuy rằng thời gian thực hiện các giải pháp trên diễn ra khá lâu, nhưng đến năm 2016 đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực hơn đó là nợ xấu đến từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng giảm đi đáng kể, chỉ còn một nửa so với giai đoạn 2013 - 2015 về tỷ lệ. Đến năm 2017 thì đã đạt được các kết quả vượt trội. Qua thống kê điều tra về quy trình thủ tục vay thì lượng khách hàng phàn nàn giảm xuống còn 38% so với giai đoạn 2013 - 2015 là 64%. Tỷ lệ hồ sơ được giải ngân trên số hồ sơ trình tăng lên hơn 70% so với giai đoạn 2013 - 2015 là hơn 60%.
Điều đó cho thấy các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tp Thái Nguyên tuy chậm nhưng có hiệu quả rất tốt. Hiện tại thị phần về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh TP Thái Nguyên đang dẫn đầu và cách xa so với các ngân hàng khác cùng địa bàn.
Tựu chung lại, việc tiến hành nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng là cần thiết và cấp bách. Nhưng để mang lại một hiệu quả mong đợi thì phụ thuộc nhiều vào quá trình tìm hiểu những yếu kém thực sự của bản thân ngân hàng cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp, thực hiện các giải pháp đó sao cho hiệu quả.